Người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt nam phải làm thủ tục gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt nam phải làm thủ tục gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh/chị. Em là Linh bên công ty TNHH Việt Trường Long. Do công ty em co 1 số người nước ngoài muốn thành lập công ty để làm kho xưởng tại Bình Dương, vậy cho em hỏi là người nước ngoài có được đứng tên công ty hoặc góp vốn hay như thế nào? Nếu góp thì phải góp bao nhiêu % số vốn? Số vốn ít nhất phải là bao nhiêu? Và giấy tờ để hoàn thành tại Bình Dương mất bao lâu? Mong sự hồi âm của anh/chị!
Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Khi thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam nếu:
Thứ nhất: Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn góp vốn thành lập công ty, mà số vốn góp chiếm từ 51% vốn điều lệ trở lên thì nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp.
Nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục đầu tư vào Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23, Luật đầu tư 2014:
"1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới."
Người nước ngoài có thể đứng tên thành lập và làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc góp vốn cùng thành lập công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Luật đầu tư 2014 thì nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nhưng trước khi thành lập, tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) theo quy định tại Điều 37, Luật đầu tư 2014 với điều kiện hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối với nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau (Quy định cụ thể Điều 37 Luật đầu tư 2014 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 29, Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP):
– Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều 37 Luật đầu tư 2014.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 37, Luật đầu tư 2014 nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Hồ sơ dự án đầu tư hợp lệ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 37 Luật đầu tư 2014;
+ Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014;
+ Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) theo hướng dẫn tại Điểm c dưới đây.
Nhà đầu tư nước ngoài chiếm từ 51% vốn điều lệ trở lên sau khi tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư, nếu chưa thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Thứ hai: Nếu nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư vào Việt Nam mà số vốn góp của họ chiếm dưới 51% vốn điều lệ công ty thì sẽ thực hiện thủ tục góp vốn theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 mà không phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo quy định tại Điều 25 Luật đầu tư 2014 hình thức và điều kiện góp vốn áp dụng như sau:
"Điều 25. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này."
Thủ tục góp vốn áp dụng theo quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2014:
"2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này."
Như vậy, nếu thực hiện thủ tục góp vốn bên đơn vị bạn có thể đưa ra các nội dung nêu trên khi trao đổi bên nhà đầu tư nước ngoài.