Chúng tôi có dự định thành lập một trang web cung cấp dịch vụ luyện kĩ năng nói tiếng Anh trực tuyến và cần tư vấn về mặt pháp lý. Vậy quý công ty có thể tư vấn các bước để được cấp những giấy phép cần thiết?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty luật Dương Gia! Chúng tôi có dự định thành lập một trang web cung cấp dịch vụ luyện kĩ năng nói tiếng Anh trực tuyến và cần tư vấn về mặt pháp lý. Vậy quý công ty có thể tư vấn các bước để được cấp những giấy phép cần thiết? VD: Giấy ĐKKD, giấy phép đào tạo tiếng Anh trực tuyến… Tôi nghe nói Giấy phép đào tạo tiếng Anh trực tuyến cần xin của Sở GDĐT? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên, cần lưu ý cho bạn hai vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý: Thành lập trung tâm ngoại ngữ và xin giấy phép đào tạo; Thủ tục xin giấy phép mở website đào tạo trực tuyến
Thứ nhất: Thành lập trung tâm ngoại ngữ
– Giấy phép đăng ký kinh doanh:
Điều kiện của cá nhân được phép thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp:
Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
…..
– Giấy phép của Sở Giáo dục và Đào tạo
Khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên cần tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Quy định cụ thể về nội dung đăng ký doanh nghiệp của các loại hình tại Luật Doanh nghiệp từ Điều 20 đến Điều 23.
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp gồm các nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ( Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014).
Như vậy, sau khi làm xong thủ tục Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề giáo dục về đào tạo ngoại ngữ, bạn cần làm thủ tục xin phép tại Sở Giáo dụ và Đào tạo nơi đặt trụ sở. Theo đó, hồ sơ gồm:
Điều 9. Hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm:
a) Tờ trình xin thành lập trung tâm;
b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
– Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
– Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
– Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
– Cơ sở vật chất của trung tâm;
– Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
– Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.
2. Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
a) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập.
b) Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Thủ tục xin phép thành lập website đào tạo trực tuyến
– Đơn xin cấp phép theo mẫu;
– Bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền;
– Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
– Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về cung cấp thông tin trên Internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các chuyên mục);
– Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm chính về nội dung và các thành viên phụ trách việc cung cấp thông tin có chứng nhận của cơ quan chủ quản.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài