Quan hệ bất chính là việc một người đã kết hôn được pháp luật thừa nhận có quan hệ tình cảm với một bên thứ ba gây ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân hợp pháp. Vậy thì, thủ tục khởi kiện người có quan hệ bất chính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục khởi kiện người có quan hệ bất chính như thế nào?
1.1. Dấu hiệu gì thể hiện quan hệ bất chính?
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định thế nào là quan hệ bất chính, cũng không có những quy định thể hiện việc người vợ hoặc người chồng không còn dành nhiều thời gian cho gia đình, thay vào đó là những tin nhắn qua lại với các đồng nghiệp và những người thân thích khác một cách vui vẻ, trong đó có đề cập đến những chuyện tế nhị có được coi là quan hệ bất chính hay không? Vì thế để nói về quan hệ bất chính, thì người ta thường dựa trên những cơ sở nghi ngờ của người vợ hoặc người chồng có hành vi ngoại tình. Tuy nhiên những tài liệu và chứng cứ đó không phải là cơ sở để chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng người đó có quan hệ bất chính mà chỉ là những tài liệu và chứng cứ giúp cơ quan có thẩm quyền xem xét hành vi nêu trên của các chủ thể này. Theo đó thì để chứng minh một người có quan hệ bất chính, chúng ta cần phải thu thập những bằng chứng chứng cứ về hành vi ngoại tình của họ, việc chồng hoặc vợ có hành vi bất chính hay không phụ thuộc chủ yếu vào góc nhìn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc họ thu thập chứng cứ trong quá trình tố tụng. Cụ thể là căn cứ theo Điều 87 của
– Vật chứng;
– Lời khai, lời trình bày;
– Dữ liệu điện tử;
– Kết luận giám định, định giá tài sản;
– Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
– Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
– Các tài liệu, đồ vật khác.
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, một số tài liệu và chứng cứ có thể dùng để chứng minh một chủ thể có quan hệ bất chính có thể là:
Thứ nhất, chứng minh quan hệ bất chính thông qua những đoạn tin nhắn và hình ảnh, đoạn video ghi âm ghi hình cho thấy chủ thể đó có hành vi ngoại tình trái quy định của pháp luật. Những đoạn tin nhắn và hình ảnh này phải là những đoạn tin nhắn do chính người có dấu hiệu thực hiện hành vi quan hệ bất chính nhắn và chụp ảnh lại với những cử chỉ thân mật vượt quá giới hạn với người tình của họ. Đồng nghĩa với việc các căn cứ này phải là chứng cứ có thật và không phải do dự tạo hay giả mạo mà có.
Thứ hai, khi đối tượng là người vợ ngoại tình và có hành vi thực hiện hoạt động quan hệ bất chính thì chứng cứ có thể là việc người vợ đó sinh con những đứa trẻ này không phải là con ruột của người chồng. Có thể chứng minh đứa con không phải là con ruột của người trồng thông qua nhiều biện pháp khác nhau nhưng cơ bản nhất đó là giám định ADN …
Thứ ba, để chứng minh một người có quan hệ bất chính có thể xác nhận thông qua lời khai của người có hành vi ngoại tình. Điều này thường rất ít khi xảy ra, tuy nhiên cũng có những trường hợp, người có hành vi bất chính tự khai nhận hành vi của chính mình.
Thứ tư, lời khai nhận của người xâm phạm đến quan hệ hôn nhân của người khác (người thứ 3) cũng có thể coi là chứng cứ để chứng minh cho hành vi có quan hệ bất chính trên thực tế.
1.2. Thủ tục khởi kiện người có quan hệ bất chính:
Có thể nói, khi xuất hiện một mối quan hệ bất chính thì người còn lại thường hay nghĩ đến thủ tục chấm dứt mối quan hệ vợ chồng. Thông thường thủ tục khởi kiện người có quan hệ bất chính sẽ trải qua những giai đoạn cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ khởi kiện cần thiết để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
– Đơn khởi kiện ly theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính);
– Hộ khẩu (Bản sao);
– Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng;
– Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có con);
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và cần thiết thì các chủ thể cần phải xác định được tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện. Theo quy định của pháp luật cụ thể là căn cứ tại Điều 26, Điều 25, Điều 39 của Bộ luật Tố tụng năm 2015 hiện nay, thì yêu cầu ly hôn của một bên khi phát hiện bên còn lại có quan hệ bất chính sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi mà bị đơn cư trú. Quy định này là phù hợp, tránh trường hợp bị đơn lấy lý do để không tham gia quá trình tố tụng, ví dụ như có khoảng cách về mặt địa lý … người yêu cầu ly hôn làm đơn khởi kiện và nộp cho tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi mà bị đơn cư trú để tòa án nhân dân cấp quận huyện giải quyết theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Quá trình chuẩn bị đơn khởi kiện cần phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 189 của
Bước 3: Sau khi tòa án thụ lý đơn và nhận theo hồ sơ chứng cứ rằng các chủ thể có mối quan hệ bất chính thì tòa án sẽ xem xét và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Ngoài ra thì tòa án sẽ xét xử phúc thẩm nếu có đơn kháng cáo, kháng nghị phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quy định về mức xử phạt đối với hành vi quan hệ bất chính:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59
– Các chủ thể đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, các chủ thể chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
– Các chủ thể đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Các chủ thể chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, các chủ thể có hành vi quan hệ bất chính với người đã có gia đình có thể bị xử phạt hành chính đến 5 triệu đồng.
3. Người có quan hệ bất chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo như đã phân tích ở trên thì quan hệ bất chính là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế nếu các chủ thể có hành vi quan hệ bất chính mà thỏa mãn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm của bộ luật hình sự thì có thể truy cứu trách nhiệm theo Điều 182 của
– Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ hoặc có chồng;
– Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc có chồng.
Đang có chồng hoặc có vợ được hiểu là trường hợp đã kết hôn và chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng bạn quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tiễn xét xử còn coi là đang có chồng hoặc có vợ trong trường hợp hôn nhân thực tế. Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là trường hợp đôi bên trai gái hoặc đã tiến hành tổ chức đám cưới theo tục lệ hoặc đã có giấy đăng ký kết hôn giả mạo hoặc tuy không đăng ký kết hôn nhưng đã chung sống với nhau và tự coi nhau là vợ chồng trước gia đình và mọi người, thường được biểu hiện bằng việc có con chung và có tài sản chung … Việc người vợ hoặc người chồng trong hôn nhân hợp pháp có đồng ý hay không đồng ý, cũng như người chồng hoặc người vợ trong hôn nhân không hợp pháp có biết hay không biết bên kia đang có vợ có chồng đều không ảnh hưởng đến việc xác định hành vi khách quan của tội phạm.
Điều luật này quy định 2 khung hình phạt. Khung cơ bản có hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Trong thực tiễn xét xử thì việc xử lý về hình sự đối với người vi phạm chế độ một vợ một chồng chủ yếu được áp dụng đối với nam giới, trước hết là những trường hợp có thủ đoạn gian dối kèm theo hành vi giả mạo giấy tờ để lấy nhiều vợ. Ngoài ra thì việc xử lý về hình sự cũng được áp dụng với những người ác ý “cướp chồng”, phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác, hoặc trong trường hợp cố tình bất chấp pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–
–
–