Thông thường hiện nay, các doanh nghiệp khi đòi nợ thường chọn con đường thương lượng để giữ mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên khi người vay không có thiện chí trả nợ, thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc khởi kiện ra tòa để thu hồi công nợ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục khởi kiện đòi nợ của công ty, doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- 2 2. Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ của công ty, doanh nghiệp:
- 3 3. Công ty, doanh nghiệp có được thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ hay không?
- 4 4. Quy định về thời hiệu khởi kiện đòi nợ của công ty, doanh nghiệp:
1. Thủ tục khởi kiện đòi nợ của công ty, doanh nghiệp được quy định như thế nào?
1.1. Các phương pháp thu hồi nợ của công ty, doanh nghiệp:
Có thể kể đến một số phương pháp thu hồi nợ của công ty và doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, phương pháp thương lượng giữa các bên. Thương lượng hiện nay được đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất, là hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế được các bên đặc biệt chú trọng và quan tâm. Theo đó thì các bên có thể tự bàn bạc để thống nhất với nhau hình thức loại trừ tranh chấp và thanh toán các khoản nợ mà không cần có sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba. Phương thức giải quyết thông qua thương lượng được các bên thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện. Thương lượng được xem là hình thức giải quyết tranh chấp đơn giản và gọn nhẹ, nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên thì thương lượng chỉ phù hợp cho những tranh chấp có giá trị nhỏ và các bên tranh chấp có thiện chí, các bên tranh chấp có hiểu biết về pháp luật và có kinh nghiệm trong quá trình thương lượng.
Thứ hai, phương pháp hóa giải. Trong quá trình thu hồi công nợ của doanh nghiệp thì hóa giải được các bên ưu tiên trong quá trình đàm phán và thu hồi công nợ. Bởi vì thu hồi công nợ được xem là một công việc khó và đòi hỏi người tiến hành phải linh hoạt, nếu như không thể tự thỏa thuận theo như phân tích ở trên thì cần phải có bên thứ ba để hóa giải tìm ra cách ứng xử phù hợp cho đôi bên. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thì bên thứ ba sẽ tìm ra những bất đồng của các bên và dàn xếp thương lượng với nhau, sao cho đảm bảo lợi ích của đôi bên, hòa giải cũng sẽ được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên sẽ cố gắng điều hòa những ý kiến bất đồng để đi tới thống nhất chung thông qua một tổ chức hòa giải có uy tín.
Thứ ba, giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại tòa án hoặc có sự phối hợp với các cơ quan chức năng. Việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp nếu không thể tự thương lượng được với nhau và thông qua quá trình hòa giải không thành thì các bên có thể lựa chọn con đường khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có sự giúp đỡ của luật sư tư vấn hoặc luật sư tranh tụng để bảo vệ quyền lợi của mình. Thủ tục khởi kiện đòi nợ của công ty và doanh nghiệp sẽ được trình bày cụ thể trong phần viết dưới đây.
1.2. Thủ tục khởi kiện đòi nợ của công ty, doanh nghiệp:
Trong trường hợp việc thu hồi công nợ của công ty và doanh nghiệp bằng biện pháp thương lượng và hòa giải không đạt hiệu quả, thì các công ty có thể gọi kiện để thu hồi công nợ theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Việc khởi kiện để thu hồi công nợ của công ty và doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Quy trình và thủ tục khởi kiện cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Nhìn chung thì thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Liên hệ với chủ thể vay nợ để xác minh thông tin lần cuối cùng. Trước khi khởi kiện thì doanh nghiệp cần phải xác minh thông tin địa chỉ của người vay nợ, tình hình tài chính của người vay, ý kiến của người vay nợ đó để yêu cầu trả nợ cho công ty và doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền kèm theo chứng cứ. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc. Nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện thì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu như xét thấy vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng đơn khởi kiện chưa đúng mẫu theo quy định của pháp luật hoặc hồ sơ khởi kiện không đầy đủ nội dung thì tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện bổ sung và sửa đổi hồ sơ trong một thời hạn nhất định. Nếu xét thấy vụ việc đã đủ điều kiện khởi kiện và đầy đủ bằng chứng kèm theo thì tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong phản thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án.
Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải và mở phiên tiếp cận chứng cứ. Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự về các công việc và thủ tục cần phải làm, các tài liệu cần phải nộp trong quá trình giải quyết vụ việc đòi nợ của công ty và doanh nghiệp. Thời gian giải quyết tranh chấp bay nợ thông thường sẽ được xác định là:
– Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2 đến 3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
– Thời hạn mở phiên tòa là tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử;
– Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành quyết định của tòa án để thu hồi nợ cho doanh nghiệp và công ty.
2. Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ của công ty, doanh nghiệp:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hồ sơ khởi kiện thu hồi nợ của doanh nghiệp và công ty sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn khởi kiện theo mẫu do pháp luật quy định phù hợp với quy định của pháp luật về mặt nội dung và hình thức;
– Bản sao hợp đồng vay tiền hoặc giấy vay tiền, hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng dịch vụ;
– Bản sao các giấy tờ tùy thân của người bị kiện, ví dụ như chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, căn cước công dân theo quy định của pháp luật, giấy tờ của những người có quyền lợi liên quan, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các tài liệu và chứng cứ khác có liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là hợp pháp.
3. Công ty, doanh nghiệp có được thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì tổ chức vẫn sẽ được coi là một chủ thể khởi kiện trong hoạt động bay dân sự để thu hồi nợ. Chúng ta khởi kiện vụ án dân sự được xác định là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Cơ quan hoặc tổ chức hoặc cá nhân có quyền tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền nhằm mục đích yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của tổ chức. Cá nhân khởi kiện sẽ được xác định như sau:
– Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật có thể tự mình khởi kiện hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
– Cá nhân là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình khởi kiện hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
– Cá nhân là người không biết chữ hoặc người khuyết tật nhìn theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, cá nhân không thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc không thể tự mình ký tên và điểm chỉ vào đơn khởi kiện thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đầy đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng.
Trong trường hợp cơ quan và tổ chức là người khởi kiện thì, người đại diện hợp pháp của tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Như vậy thì trong trường hợp này, công ty và doanh nghiệp vẫn có thể trở thành nguyên đơn trong một vụ việc thu hồi công nợ tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thông qua người đại diện hợp pháp.
4. Quy định về thời hiệu khởi kiện đòi nợ của công ty, doanh nghiệp:
Pháp luật quy định về thời hiệu khởi kiện vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm vừa bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi. Do đo, việc khởi kiện vụ án dân sự nói chung và vụ án thu hồi công nợ nói riêng phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 184 và Điều 185 Bộ Luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
– Thời hiệu khởi kiện vụ án về thu hồi công nợ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự. Cụ thể, theo quy định trại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu được biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm;
– Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc;
– Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.