Tranh chấp về hợp đồng đặt cọc tiền mua đất diễn ra khá phổ biến. Khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc phải tuân thủ đúng theo trình tự mà pháp luật quy định. Thủ tục khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc được thực hiện như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
- 2 2. Nộp hồ sơ khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền:
- 3 3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
- 4 4. Thụ lý vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
- 5 5. Chuẩn bị xét xử vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
- 6 6. Đưa vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất ra xét xử sơ thẩm:
1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
Hồ sơ khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất (theo mẫu đơn số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP). Trong đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất, người khởi kiện cần phải trình bày rõ nội dung sự việc và nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.
Ví dụ:
Ngày 15/01/2023 tôi và vợ chồng ông Nguyễn Văn A có ký
+ Tôi đặt cọc cho vợ chồng ông Nguyễn Văn A với số tiền là 150.000.000 đồng, vợ chồng ông A đã nhận đủ số tiền 150.000.000 đồng vào ngày ký
+ Ngày 01/03/2023 tôi cùng với vợ chồng ông A đến văn phòng công chứng X để ký kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ Nếu đến ngày ký kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ông A không thực hiện thì ông A phải trả lại tôi số tiền đặt cọc là 150.000.000 đồng và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc là 150.000.000 đồng, còn trong trường hợp tôi không thực hiện ký kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì ông A sẽ được sở hữu số tiền đặt cọc là 150.000.000 đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 15/02/2023 ông A có thông báo với tôi qua tin nhắn zalo với nội dung là ông A không bán đất cho tôi nữa với lý do số tiền tôi mua đất của ông A ít hơn so với giá thị trường. Sau khi hai bên thỏa thuận lại với nhau nhưng không đạt được tiếng nói chung, tôi đã đồng ý với ý kiến của ông A và yêu cầu ông A thực hiện đúng theo các thỏa thuận được nêu rõ trong giấy đặt cọc hai bên đã ký kết do vợ chồng ông A đã từ chối việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất với tôi. Cụ thể, vợ chồng ông A phải trả lại tôi số tiền cọc 150.000.000 đồng và khoản tiền bằng số tiền đặt cọc là 150.000.000 đồng, tổng là 300.000.000 đồng. Ông A đã đồng ý trả lại tôi những khoản tiền đó và có hứa hẹn 10 ngày sau kể từ ngày 15/02/2023 ông A sẽ hoàn lại cho tôi toàn bộ số tiền. Kể từ ngày đó cho đến nay, vợ chồng ông A vẫn chưa trả cho tôi một khoản nào, tôi đã gọi vợ chồng ông A để yêu cầu vợ chồng A phải trả lại tôi khoản tiền đó nhưng vợ chồng ông cứ hẹn lần hẹn lượt.
Nay tôi đề nghị tòa án nhân dân huyện…xem xét giải quyết cho tôi những yêu cầu sau:
Buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn A phải trả cho tôi số tiền cọc 150.000.000 đồng và khoản tiền bằng số tiền đặt cọc là 150.000.000 đồng, tổng là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng chẵn).
– Giấy tờ tùy thân người khởi kiệnđòi lại tiền đặt cọc mua đất/người bị kiện;
– Giấy xác nhận cư trú của người bị kiện;
– Giấy đặt cọc;
– Bằng chứng, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện (ví dụ như đoạn tin nhắn giữa các bên,..).
2. Nộp hồ sơ khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền:
Trước khi nộp hồ sơ khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất tại Tòa án nhân dân, người khởi kiện phải xác định được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình. Theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự thì thẩm quyền giải quyết khởi kiện yêu cầu đòi lại tiền đặt cọc mua đất là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Chính vì thế, người khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất phải xác định được rõ nơi cư trú của người bị kiện.
Sau khi xác định được Tòa án nhân dân có thẩm quyền, người khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất gửi hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến Tòa án bằng một trong các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
– Nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất và ghi vào sổ nhận đơn:
+ Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất mà người khởi kiện đã nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn.
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất mà người khởi kiện gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
– Tòa án xác nhận đã nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
+ Khi nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất được nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Đối với trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày đã nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc đã nhận đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
– Xem xét đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất: Theo quy đinh của pháp luật về tố tụng dân sự, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm phán được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất và ra quyết định xử lý đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất (sửa đổi, bổ sung, thụ lý, chuyển đơn, trả lại đơn).
4. Thụ lý vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết mà bên khởi kiện đã cung cấp.
– Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất biết để để người đó nộp tiền tạm ứng án phí.
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án, người khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất phải nộp tiền tạm ứng án phí theo số tiền mà tòa án đã thông báo trong giấy thông báo.
– Sau khi người khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất đã nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án thì người khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất phải nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Tòa án thụ lý đơn khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất kể từ khi nhận được biên lai tạm ứng án phí do người khởi kiện nộp lại.
5. Chuẩn bị xét xử vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất:
– Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất được quy định như sau:
+ 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất;
+ Đối với vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án nơi thụ lý vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất có thể ra quyết định để gia hạn thêm thời hạn để chuẩn bị xét xử vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất một lần nhưng không quá 02 tháng.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành:
+ Lấy lời khai của các đương sự;
+ Tiến hành các phiên họp thực hiện kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai các chứng cứ;
+ Hòa giải;
+ Tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
6. Đưa vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất ra xét xử sơ thẩm:
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án đòi lại tiền đặt cọc mua đất ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
– Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.