Hiến pháp năm 2013 đã quy định, công dân có quyền khiếu nại về những hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khiếu nại chuyển ngạch công chức sang viên chức.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục khiếu nại chuyển ngạch công chức sang viên chức:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về vấn đề chuyển ngạch công chức. Cụ thể như sau:
– Chuyển ngạch là hoạt động việc công chức đang giữ ngạch của một ngành chuyên môn này này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác, các ngạch đó có cùng thứ bậc về chuyên môn và nghiệp vụ;
– Công chức được thực hiện thủ tục chuyển ngạch cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển, đồng thời cần phải phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
– Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì sẽ cần phải thực hiện thủ tục chuyển ngạch sao cho phù hợp;
– Không thực hiện hoạt động nâng ngạch, nâng lương khi thực hiện thủ tục chuyển ngạch.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, trình tự và thủ tục khiếu nại chuyển ngạch công chức sang viên chức sẽ được thực hiện theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục khiếu nại chuyển ngạch công chức sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển ngạch sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;
–
– Giấy tờ tùy thân của công chức;
– Biên bản xác nhận của chủ thể có thẩm quyền, nơi công chức đó đang làm việc;
– Biên bản cam kết của công chức trong quá trình chuyển ngạch;
– Các giấy tờ khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Thụ lý giải quyết khiếu nại. Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền cần phải ra thông báo về việc thụ lý và không thụ lý khiếu nại.
Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại. Bao gồm các hoạt động cơ bản như sau:
– Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
– Giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại;
– Tiến hành hoạt động xác minh nội dung khiếu nại;
– Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 5: Tổ chức đối thoại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại khác nhau, thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải tổ chức hoạt động đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ nội dung vụ việc, việc đối thoại cần phải được tiến hành công khai và đảm bảo tính dân chủ.
Bước 6: Ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại cần phải thực hiện thủ tục gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, các cơ quan và cá nhân có liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển ngạch công chức sang viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Văn bản hợp nhất Luật khiếu nại năm 2021 có quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Người đứng đầu các cơ quan, người đứng đầu tổ chức có thẩm quyền quản lý các cán bộ, công chức theo phân cấp sẽ là chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các quyết định kỷ luật do mình ban hành;
– Người đứng đầu các cơ quan, người đứng đầu tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan và tổ chức quản lý cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật sẽ là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp tiếp tục khiếu nại lần hai;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng bộ nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết khiếu nại lần đầu, tuy nhiên vẫn còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời gian giải quyết của pháp luật nhưng vẫn chưa được giải quyết trên thực tế.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, người đứng đầu các cơ quan, người đứng đầu tổ chức có thẩm quyền quản lý các cán bộ, công chức theo phân cấp sẽ là chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành. Người đứng đầu các cơ quan, người đứng đầu tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan và tổ chức quản lý cán bộ, công chức sẽ là chủ thể có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn tiếp tục khiếu nại. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều sẽ bị xử lý theo các điều luật tương ứng. Trong quá trình thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại chuyển ngạch công chức danh viên chức, cần phải nộp hồ sơ đúng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên. Trong trường hợp người dân nộp sai thẩm quyền, các cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần phải hướng dẫn người nộp hồ sơ nộp đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức khiếu nại quyết định liên quan đến cán bộ, công chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021 có quy định về hình thức khiếu nại. Theo đó, cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về hình thức khiếu nại. Nhìn chung thì có thể nói, việc khiếu nại sẽ phải được thực hiện bằng đơn, bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đơn khiếu nại cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Cụ thể như: cần phải ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hoạt động khiếu nại, họ tên và địa chỉ của người khiếu nại, ghi rõ nội dung khiếu nại phải lý do thực hiện hoạt động khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có đầy đủ chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật sẽ phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần thứ hai sẽ cần phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Theo đó, việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm, cần phải ghi rõ và đầy đủ họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu sẽ cần phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai sẽ cần phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
– Nghị định 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức;
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức.