Yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích? Giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích?
Quyết định tuyên bố một người mất tích được ban hành khi
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
–
1. Yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
Theo quy định của
Theo quy định này thì chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích đó chính là người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc người có quyền, lợi ích liên quan. Người có quyền, lợi ích liên quan ở đây chính người có quyền, nghĩa vụ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt từ việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Những người này có thể có các quan hệ xã hội đối với người bị tuyên bố mất tích như các quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ dân sự, quan hệ lao động, quan hệ kinh doanh thương mại,… Thông thường những người có quyền, lợi ích liên quan ở đây chính là bố, mẹ, vợ/chồng, con của người bị tuyên bố mất tích, chủ nợ, người sử dụng lao động, đối tác,…. thực hiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
Người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc người có quyền, lợi ích liên quan thể hiện yêu cầu của mình bằng Đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Trong đơn này phải nêu rõ các nội dung như Tòa án có thẩm quyền giải quyết; ngày tháng năm làm đơn; thông tin của người yêu cầu như họ tên, địa chỉ, số điện thoại,…; yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích nào như số quyết định; ai là người bị Tòa án tuyên bố mất tích, căn cứ để yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định,…. Toàn bộ đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người mất tích cùng với các tài liệu, chứng cứ khác như phải được gửi tới Tòa án nơi đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích.
Người làm đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích có thể nộp đơn yêu cầu trực tiếp tại Tòa án, hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng thông tin điện tử.
2. Giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
Khi nhận được yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án cũng tiến hành các thủ tục về cơ bản giống như giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, gồm các giai đoạn chính là thụ lý yêu cầu, chuẩn bị xét đơn yêu cầu và tiến hành phiên họp chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
Khi nhận được đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, thì Chánh án tiến hành phân công Thẩm phán xem xét đơn trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn. Thẩm phán được phân công tiến hành xem xét và yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khi thấy đơn cần sửa đổi, bổ sung. Thời hạn để người yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu sẽ do Thẩm phán ấn định trong thời hạn là 07 ngày. Sau khi người yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu xong thì Thẩm phán
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu trong trường hợp giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích nà là 01 tháng kể từ ngày thụ lý, đây là điểm khác biệt so với thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 20 ngày như trong trường hợp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Trong thời hạn này, thì Tòa án thực hiện các hoạt động như yêu cầu đương sự bổ sung chứng cứ, tài liệu; tiến hành các hoạt động thu thập thông tin, trưng cầu giám định, định giá tài sản, triệu tập người làm chứng,… Điểm khác biệt giữa chuẩn bị xét đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích và đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đó là trong chuẩn bị xét đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích Tòa án không cần thực hiện thủ tục
Sau thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thì Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Nếu ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án tiến hành mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích trong thời hạn 15 ngày. Phiên họp giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích có sự tham gia của Thẩm phán chủ trì phiên họp, Thư ký Tòa án và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ có sự tham gia của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Theo quy định tại khoản 2 Điều 390 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
‘2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy. trong trường hợp không có căn cứ chứng minh người bị tuyên bố mất tích đã trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì Tòa án không chấp nhận đơn yêu cầu. Trường hợp đủ căn cứ thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích được quy định tại Điều 70
“Điều 70. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích
2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Như vậy, quyền quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích trở về của họ được khôi phục lại và chuyển giao cho các cá nhân đó. Tuy nhiên, cần lưu ý quan hệ nhân thân của họ đối với người vợ/chồng mà Tòa án đã cho ly hôn thì dù có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì quan hệ nhân thân này không được khôi phục.
Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích được gửi đi như quyết định tuyên bố một người mất tích. Nếu quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị thì việc phúc thẩm giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích được mở ra và thực hiện như phúc thẩm giải quyết việc dân sự nói chung, phúc thẩm giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích nói riêng.