Cá nhân là người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ thai sản nếu đảm bảo điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy, thủ tục hưởng thai sản khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng lao động :
Chế độ thai sản là một trong những quyền cơ bản của người lao động khi tham gia vào làm việc. Để có thể đảm bảo được quyền lợi của mình trong vấn đề này thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải chuẩn bị hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Thông thường, cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động phải hỗ trợ nhau để hoàn thiện bởi có một số giấy tờ sẽ được chuẩn bị bởi người sử dụng lao động nhưng cũng có một số giấy tờ do người lao động thực hiện. Chế độ thai sản được ghi nhận trong
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết thì tác giả chỉ để cập đến hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi chấm dứt
– Đối với trường hợp sinh con thông thường:
+ Cá nhân hoàn tất hồ sơ bằng cách chuẩn bị bản sao giấy khai sinh;
+ Nếu trong trường hợp không có giấy khai sinh có thể dùng trích lục khai sinh;
+ Hoặc bản sao giấy chứng sinh cũng có thể được sử dụng thay thế hai giấy tờ nêu trên.
– Xét đến trường hợp con chết sau khi sinh: Cá nhân là người lao động khi sinh con mà trường hợp con chết sau khi sinh có trách nhiệm chuẩn bị những giấy tờ như đã sinh con trong trường hợp thông thường và bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm:
+ Có bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;
+ Đối với trường hợp con sinh ra chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thể sử dụng thay thế bản trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện rõ được sự kiện là con chết.
– Liên quan đến trường hợp mang thai hộ, nếu người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con:
Trong trường hợp này, người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì không chỉ chuẩn bị các hồ sơ nằm trong trường hợp thông thường, cần có thêm những giấy tờ dưới đây:
+ Chuẩn bị bản sao giấy chứng tử;
+ Có bản trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ thực hiện hoạt động mang thai hộ;
– Trên thực tế cũng không tránh khỏi trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con nhưng không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì để được nhận chế độ
– Đối với việc hưởng chế độ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai, cần có giấy tờ dưới đây phụ thuộc vào quá trình điều trị của người lao động:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Cần có bản sao giấy ra viện hoặc bản thể hiện tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai;
+ Xét đến trường hợp điều trị ngoại trú: thì Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là giấy tờ quan trọng để hoàn tất thủ tục này. Trong Giấy chứng nhận nghỉ việc phải thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Cần chuẩn bị đầy đủ biên bản giám định y khoa.
– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:
Có thể nhận thấy, mỗi trường hợp khác nhau sẽ có hồ sơ khác nhau để người lao động thực hiện hoạt động này. trong đó phải kể đến trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con cũng cần chuẩn bị thêm giấy tờ:
+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là văn bản không thể thiếu để hoàn tất vấn đề này;
+ Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ đối với các bên đó là bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
– Đối với trường hợp lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng thì hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
2. Thủ tục hưởng thai sản khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cần được chuẩn bị theo đúng quy định thì cơ quan bảo hiểm mới có cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động một cách nhanh chóng và chính xác cũng như đảm bảo quyền lợi của người lao động trên thực tế. Căn cứ theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thì
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ đã được hướng dẫn trong bài viết tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của mình và nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc theo quy định
Bước 2. Tiếp nhận và xem xét hồ sơ yêu cầu:
Cơ quan bảo hiểm sau khi tiếp nhận hồ sơ thực hiện chức năng của mình là xem xét yêu cầu hưởng chế độ của người lao động. Nếu hồ sơ hợp lệ thì thực hiện chi trả chế độ theo đúng thời gian quy định và đưa giấy hẹn chi trả chế độ. Thời gian giải quyết vấn đề này:
+ Cơ quan tiếp nhận giải quyết chế độ thai sản thực hiện hoạt động xem xét hồ sơ trong thời gian tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp;
+ Nếu hồ sơ được gửi đến bởi người lao động thì tối đa 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Bước 3. Chi trả chế độ thai sản cho người lao động:
Theo giấy hẹn nhận chế độ thai sản người lao động sẽ được chi trả theo đúng thời gian mà cơ quan bảo hiểm đã ghi nhận. Liên quan đến hình thức nhận chế độ thai sản của người lao động, thì cá nhân có thể:
+ Nhận tiền thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc;
+ Thực hiện thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trong một số trường hợp có thể đến trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận chế độ;
+ Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.
3. Người lao động chấm dứt hợp đồng trước khi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động nếu thuộc trong những trường hợp được hưởng chế độ thai sản và đảm bảo những điều kiện cơ bản đã được ghi nhận tại Điều 31 của luật này thì được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định. Vấn đề đặt ra người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con liệu có được hưởng chế độ thai sản hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Theo đó, cá nhân này phải thuộc đối tượng được ghi nhận là được hưởng chế độ bảo hiểm, cùng với đó cũng phải đảm bảo về thời gian thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội đối với từng trường hợp cụ thể, đó là: người lao động nữ sinh con hoặc mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ cũng như người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi. Để được hưởng chế độ này thì phải đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy với quy định nêu trên người lao động mặc dù chưa sinh con nhưng trong thời gian này lại chấm dứt hợp đồng lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.
Để xác định được mốc thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi một cách rõ ràng và chính xác nhất thì tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH cũng đã có những nội dung hướng dẫn như sau:
+ Đối với trường hợp cá nhân là lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con ở nhận nuôi con nuôi sẽ không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
+ Đối với trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc những nuôi con nuôi sẽ được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Đối với trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, để đảm bảo được quyền lợi cho người lao động nữ hưởng chế độ thai sản thì cá nhân nếu đã bảo đầy đủ các điều kiện và thời gian đóng bảo hiểm xã hội mặc dù hợp đồng lao động đã chấm dứt thì vẫn được hưởng chế độ thai sản và bên cạnh đó các nội dung liên quan về việc xác định 12 tháng trước khi sinh con cũng là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng nên cần thật sự tìm hiểu kỹ về nội dung này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc.