Thủ tục hưởng chế độ ốm đau đối với công chức, viên chức. Tư vấn về thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày.
1. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau đối với giáo viên tiểu học
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: tôi bị K tuyến giáp đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp được 1 tháng đang theo dõi để điều tri i ốt 113. Hiện nay tôi không nói được do bị liệt dây thanh sau mổ. Tôi là giáo viên tiểu học nay đã vào năm học tôi không thể đi dạy được. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm những thủ tục, giấy tờ gì để được nghỉ theo bảo hiểm. Tôi đã đóng bảo hiểm được 24 năm 10 tháng. Và tôi được nghỉ trong bao lâu? Mức hưởng bảo hiểm sẽ là bao nhiêu. Xin luật sư tư vấn giúp.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị ung thư tuyến giáp đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp được 1 tháng đang theo dõi để điều trị i ốt 113. Hiện bạn không nói được do bị liệt dây thanh sau mổ. Bạn đã đóng bảo hiểm được 24 năm 10 tháng. Nay bạn muốn nghỉ hưởng bảo hiểm thì bạn cần căn cứ vào điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 25
Theo quy định trên, bạn cần xin xác nhận từ bệnh viện nơi bạn đang điều trị và một số giấy tờ cần thiết khác như bệnh án, giấy ra viện,… để được nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau: Điều 8 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định gồm các giấy tờ sau:
– Giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính).
– Trường hợp người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quyết định 636/QĐ-BHXH được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
– Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).
Bạn nộp hồ sơ trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc cho người sử dụng lao động. Khi nhận được hồ sơ người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết cho bạn.
Luật sư
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau: bạn mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì đây là bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT. Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 2 Điều 26
Theo đó, bạn mắc bệnh dài ngày nên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của bạn là tối đa 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần). Khi hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Về mức hưởng chế độ ốm đau: Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2 Điều 6
– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc đối với thời gian nghỉ trong 180 ngày đầu tiên. Tức có nghĩa mức hưởng chế độ ốm đau = tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75% x số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
– Đối với những ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ ngày 181 trở đi thì mức hưởng chế độ ốm đau sẽ giảm xuống tùy thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đó. Đối với trường hợp của bạn đóng bảo hiểm xã hội được 24 năm 10 tháng thì sẽ tính bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Bạn có thể tham khảo quy định trên để biết được nghỉ bao nhiêu ngày cũng như mức hưởng của bạn.
Hưởng chế độ khi con ốm đau trong chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội 2014
Thứ nhất: Điều kiện hưởng chế độ khi con ốm đau
Tại Khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo đó thì người lao động được “ nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”
Thứ hai: Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thứ ba: Mức hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 theo đó thì :
Người lao động hưởng chế độ khi con ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hôi thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Thứ tư:Hồ sơ hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với điều trị nội trú của con người lao động. Trường hợp điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện
2. Nghỉ theo chế độ ốm đau có bị trừ đi thời gian thâm niên không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ở trường tôi có lao động công tác đủ 12 năm đóng bảo hiểm liên tiếp. ngày 12/01/2015 đến hết ngày 30/04/2015 xin nghỉ ốm chế độ bệnh dài ngày và có xác nhân của y tế về bệnh trầm cảm. xin hỏi trong quãng thời gian nghỉ chế độ BH người lao động có bị trừ thời gian thâm niêm không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau thì hiện nay được quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn đã có đầy đủ điều kiện và được hưởng chế độ ốm đau theo căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, bạn đã được nghỉ ốm khi có xác nhân của y tế về bệnh trầm cảm. Chế độ nghỉ ốm là chế độ nghỉ ốm dài ngày với thời gian từ 12/01 đến hết 30/4/2015 tương đương với 108 ngày liên tiếp.
Thứ hai, về thời gian hưởng chế độ ốm đau thì tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Như đã phân tích ở trên, bạn đã đóng bảo hiểm liên tiếp 12 năm và bạn đã được nghỉ ốm chế độ dài ngày tổng là 108 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần khi có xác nhận của y tế về bệnh trầm cảm.
Về bệnh trầm cảm của bạn, theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-BYT thì bệnh trầm cảm nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày với mã bệnh theo ICD 10 là F32.
Theo đó, theo quy định trên thì bạn sẽ được nghỉ ốm tối đa là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, và khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy rằng, việc bạn nghỉ bảo hiểm 108 ngày trong trường này của bạn là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về vấn đề trong quãng thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thì người lao động có bị trừ thời gian thâm niêm không thì pháp luật có quy định như sau:
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên là như sau:
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
“a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.”
Như vậy, tôi có thể trả lời bạn rằng, trong trường hợp của bạn thì trong quãng thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm, bạn sẽ không bị trừ thời gian thâm niêm do thời gian nghỉ ốm đau của bạn không vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên THCS chính mã ngạch 15a201 công tác từ năm 1978 đến nay. Hiện nay tôi mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính đang điều trị ngoại trú ở bệnh viện tỉnh. Hỏi: Trường hợp của tôi có được nghỉ dài hạn để diều trị bệnh hay không? Tôi phải liên hệ cơ quan nào để có chứng từ? Trường hợp này nghỉ có được hưởng lương và phụ cấp đứng lớp hay không? Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-BYT, viêm gan siêu vi B mạn tính thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Trong trường hợp này, bạn cần xin xác nhận từ bệnh viện nơi bạn đang điều trị cũng như một số giấy tờ cần thiết khác như bệnh án, giấy nhập viện,… để được nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau; Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Bạn công tác từ năm 1978 đến nay, tức là đã có 38 năm đóng Bảo hiểm xã hội. Như vậy, trong trường hợp hết thời gian hưởng chế độ ốm đau mà bạn vẫn tiếp tục điều trị thì mức lương bạn được hưởng sẽ được tính theo điểm a, khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
“2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;”
Căn cứ điểm b) Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định điều kiện áp dụng như sau:
“Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8
– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.”
Đối với khoảng thời gian bạn nghỉ ốm đau nếu bạn đủ điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp thì bạn được hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp. Đối với khoảng thời gian bạn nghỉ chế độ ốm đau vượt quá thời hạn theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn sẽ không được hưởng phụ cấp đứng lớp.
4. Viên chức xin nghỉ không hưởng lương vì ốm đau
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia! Đầu tiên xin cảm ơn sự tư vấn nhiệt tình của Luật Dương Gia trong suốt thời gian qua. Kính chúc anh chị em Luật Dương Gia: mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Hôm nay cho mình hỏi Luật Dương Gia và nhờ tư vấn một nội dung sau: Mình là viên chức nhà nước, là giáo viên. Mình muốn xin nghỉ không lương trong thời gian 6 tháng vì lí do đau ốm, mới phẫu thuật và không đủ sức khỏe để thực hiện công việc. Vậy cho mình hỏi những thủ tục cần làm để xin nghỉ việc là như thế nào? Nếu sau thời gian nghỉ đó, mình vẫn không thể tiếp tục đi làm nữa thì có được xin ra khỏi biên chế luôn hay không, và nếu như mình xin ra khỏi thì mình có vi phạm điều khoản nào trong Luật lao động không? Rất mong được Luật Dương Gia giúp đỡ. Chân thành cảm ơn Luật Dương Gia rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
– Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
– Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
– Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Trong thời gian nghỉ ốm đau, nếu có kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010 quyền của viên chức về nghỉ ngơi có quy định như sau:
+ Viên chức được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động
+ Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
+ Việc nghỉ không lương được xem xét giải quyết trong trường hợp viên chức có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
+ Chế độ nghỉ đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù được áp dụng theo từng văn bản cụ thể.
Căn cứ theo những quy định của pháp luật thì pháp luật không điều chỉnh cụ thể việc nghỉ không hưởng lương cũng như thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Không có quy định cụ thể về điều kiện nghỉ không lương và thời gian nghỉ không lương tối đa. Đơn vị có thể dựa trên nguồn nhân lực, công việc tại đơn vị để xem xét có cho bạn nghỉ không lương hay không?
Luật sư tư vấn pháp luật xin nghỉ không hưởng lương: 1900.6568
Trong trường hợp tình hình sức khỏe của bạn không đủ để tiếp tục làm việc và muốn xin ra khỏi biên chế, bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với cơ quan, đơn vị.
Căn cứ khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp sau:
“…
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”
Do bạn không nói cụ thể về trường hợp của bạn có ốm đau có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền hay không? Hay trước đó bạn đã từng phải nghỉ việc để điều trị ốm đau hay tai nạn chưa? Thời gian điều trị là bao lâu? Nên trong trường hợp này, bạn đối chiếu theo quy định trên để xác định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình. Nếu không việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đủ căn cứ và thời gian báo trước theo quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo quy định của Điều 45 Luật Viên chức 2010 thì trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà vi phạm quy định tại Khoản 4,5,6 của Điều 29 Luật Viên chức 2010 thì viên chức sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải đền bù chi phí đào tạo ( nếu có).