Giải thể trường học được hiểu là việc chấm dứt hoạt động của một ngôi trường. Vậy thủ tục giải thể trường trung học phổ thông ngoài công lập diễn ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp giải thể trường trung học:
Theo quy định tại
– Trường hợp 1: Trường trung học vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường;
– Trường hợp 2: Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
– Trường hợp 3: Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
– Trường hợp 4: Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định giải thể nhà trường.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, trường trung học có thể bị giải thể.
2. Thủ tục giải thể trường trung học phổ thông ngoài công lập:
2.1. Hồ sơ giải thể trường trung học phổ thông ngoài công lập:
– Hoạt động giải thể trường trung học phổ thông ngoài công lập cũng được áp dụng thực hiện theo cơ chế giải quyết việc giải thể trường trung học chung theo quy định của pháp luật. Theo đó, hồ sơ giải thể trường trung học phổ thông ngoài công lập gồm các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông;
+ Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;
+ Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
+ Biên bản kiểm tra.
– Đối với hoạt động giải thể trường trung học theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường thì cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau:
+ Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;
+ Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông.
2.2. Trình tự giải thể trường trung học phổ thông ngoài công lập:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Ban lãnh đạo, người đứng đầu trường trung học phổ thông ngoài công lập sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, cá nhân chịu trách nhiệm liên quan sẽ gửi hồ sơ lên Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập); Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập); tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường.
Ngoài ra, quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Bước 2: Thụ lý hồ sơ, tiến hành kiểm tra.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý hồ sơ mà chủ thể có thẩm quyền liên quan đến hoạt động giải thể gửi lên. Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm hoặc xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;
– Bước 3: Ra quyết định giải thể trường trung học phổ thông ngoài công lập.
Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục:
Theo quy định tại
– Điều kiện 1: Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền.
– Điều kiện 2: Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:
+ Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
+ Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn – Đội, phòng truyền thống;
+ Khối hành chính – quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;
+ Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;
+ Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;
+ Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.
– Điều kiện 3: Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường. Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.
– Điều kiện 4: Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học.
– Điều kiện 5: Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.
– Điều kiện 6: Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
– Điều kiện 7: Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
4. Quy định của pháp luật về đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học:
Theo quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP, việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
+ Trường hợp 2: Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định.
+ Trường hợp 3: Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
+ Trường hợp 4: Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
+ Trường hợp 5: Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
+ Trường hợp 6: Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử;
– Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động giáo dục, thời hạn đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
– Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết;
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP.