Hợp tác xã là gì? Trường hợp giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã? Hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã?
Việt Nam hiện nay, luôn ưu tiên, khuyến khích việc phát triển mô hình hợp tác xã vì là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Trong thực tế hiện nay việc thành lập hợp tác xã đang ngày càng được mở rộng và phát triển. nhưng vì một lý do nào đó mà hợp tác xã không hoạt động trong thời gian dài, vi phạm các quy định của Luật hợp tác xã và bắt buộc phải giải thể thì hợp tác xã cần thực hiện việc giải thể bắt buộc này với hồ sơ và thủ tục giải thể như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Hợp tác xã là gì?
Theo cách hiểu thông thường, Hợp tác xã có thể được hiểu sơ khai nhất là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hợp tác xã được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 29
Hợp tác xã có những đặc điểm chính sau đây:
– Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và tài sản. Tài sản, vốn và tư liệu sản xuất của hợp tác xã được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của thành viên khi họ gia nhập hợp tác xã, ngoài ra sẽ là vốn hỗ trợ từ Nhà nước.
Tuy nhiên, hợp tác xã không phải là một tổ chức kinh tế thông thường mà là tổ chức kinh tế mang tính tập thể. Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng hợp tác xã là tổ chức được lập nên dưới sự tham gia của tập thể nhiều xã viên cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. Hợp tác xã cũng được xác định là sự thể hiện của hình thức kinh tế tập thể, sự sở hữu tập thể.
– Hợp tác xã là một tổ chức mang tính xã hội sâu sắc
Tính xã hội của hợp tác xã được thể hiện rõ trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó, đó là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Hợp tác xã thực hiện những công việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa và năng lực trình độ của các thành viên. iệc thành lập và phát triển của hợp tác xã không chỉ tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội mà còn tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập.
– Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
Hợp tác xã được thành lập một cách hợp pháp khi đăng ký kinh doanh ở UBND cấp huyện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ khi thành lập các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát như đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, ban kiểm soát,…; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn bị đơn trước
– Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Quyền tự chủ của hợp tác xã thông qua việc các hợp tác xã có quyền cơ bản như: tự thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã; kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã; tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;…
Nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã được thể hiện qua việc thực hiện các nghĩa vụ nhất định: hoạt động đúng ngành nghề,đã đăng ký; thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê; quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật;…
– Hợp tác xã thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã
Do nguồn vốn cơ bản và chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã là do các thành viên đóng góp kh họ gia nhập hợp tác xã nên họ sẽ được hợp tác xã phân phối thu nhập nhiều hơn so với thành viên đóng góp ít vốn hơn vào hợp tác xã. Do vậy, phương thức cũng như nguyên tắc phân phối thu nhập của hợp tác xã là phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
2. Trường hợp giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã:
Khoản 2, Điều 54, Luật hợp tác xã 2014 quy định: Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
– Theo quyết định của
3. Hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã
Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Bước 1: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc cho UBND cùng cấp
Bước 2: Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;
Bước 3: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc:
– Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc;
–
– Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật Hợp tác xã;
– Lập biên bản hoàn thành việc giải thể;
– Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc xử lý các tài liệu khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy trên, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ra
Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.