Tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp là một vấn đề pháp lý phức tạp và vô cùng nhạy cảm, việc tranh chấp tác động trực tiếp đến quyền lợi và sự công bằng của các bên liên quan. Vậy thủ tục giải quyết tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đất rừng, đất lâm nghiệp là gì?
- 2 2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp:
- 3 3. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp tại Ủy ban nhân dân cấp xã:
- 4 4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp:
- 5 5. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất lâm nghiệp, đất trồng rừng tại Tòa án:
1. Đất rừng, đất lâm nghiệp là gì?
Đất rừng, đất lâm nghiệp được quy định tại Điều 10
– Đất nông nghiệp;
– Đất phi nông nghiệp;
– Nhóm đất chưa sử dụng.
Trong đó,đối với đất rừng là loại đất nông nghiệp, gồm ba loại đất là:
– Đối với đất rừng sản xuất đây được coi là loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản và đặc sản rừng và có thể kết hợp với việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.
– Đối với loại đất rừng phòng hộ đây là loại đất phục vụ cho mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm trừ phòng chống thiên tai, điều hòa khí hậu.
– Đối với đất rừng đặc dụng đây là loại đất phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tạo ra hệ sinh thái rừng giảm trừ phòng chống thiên tai điều hòa khí hậu tạo ra hệ sinh quốc gia, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học, di tích, danh lam, thể nghỉ dưỡng sinh thái…
Còn đối với đất lâm nghiệp được hiểu là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm:
– Loại đất rừng tự nhiên;
– Loại đất trồng rừng;
– Loại đất khoanh nuôi từ bỏ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp:
Chào Luật sư!
Tôi là Phường quê ở Nghệ An. Từ năm 1990, gia đình tôi sử dụng khoảng 5 ha đất sản xuất lâm nghiệp để trồng cây sắn và các ăn quả, trồng rừng tại xã V, huyện Yên Thành, Nghệ An. Gần cạnh đất của gia đình tôi thì gia đình ông Mạnh cũng sử dụng 2 ha đất để trồng rừng và cây ăn quả. Do diện tích đất rộng nên gia đình tôi không quản lý sát sao được phần đất gần cạnh ông Mạnh. Trước tình hình đó thì ông Mạnh đã lợi dụng và lấn chiếm đất của gia đình tôi từ năm 2000 lại bây giờ. Bây giờ tôi và ông Mạnh đang xảy ra tranh chấp tại thửa đất của tôi, tôi phải làm thế nào để đòi lại được phần đất của mình mà ông Mạnh đã lấn chiếm.
Chào bạn, chúng tôi xin gửi bạn một số giải đáp như sau:
Hiện nay, để giải quyết tranh chấp đất đai, trước tiên theo
– Hiện nay, nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua phiên hòa giải tại cơ sở.
– Nếu trường hợp việc xảy ra tranh chấp mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành thủ tục hòa giải.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, trong quá trình thực hiện tổ hòa giải phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục để hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Thực hiện việc hòa giải phải được lập thành biên bản và có chữ ký của các bên có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải phải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Trường hợp hòa giải thành tuy nhiên có thay đổi hiện trạng về ranh giới của người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau, cá nhân. Còn đối với những trường hợp khác thì gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp tại Ủy ban nhân dân cấp xã:
Đối với tranh chấp về đất trồng rừng và đất lâm nghiệp thì hòa giải là thủ tục bắt buộc phải làm. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, nếu trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được với nhau thì hai bên phải thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Tại đây, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc như sau:
Bước 1: Xác minh, thẩm tra và tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra tranh chấp, thu thập giấy tờ, chứng cứ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc của đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
Bước 2: UBND cấp xã tiến hành thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đất trồng rừng và đất lâm nghiệp để thực hiện hòa giải.
Bước 3: Tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên đang xảy ra tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bước 4: Lập biên bản về kết quả hòa giải tranh chấp đất đất trồng rừng và đất lâm nghiệp . Biên bản phải có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trồng rừng, đất lâm nghiệp:
Trường hợp đối với tranh chấp đất đất trồng rừng và đất lâm nghiệp đã được tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đất trồng rừng và đất lâm nghiệp mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết về tranh chấp đất trồng rừng và đất lâm nghiệp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 100 Luật Đất đai;
+ Thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự đối với tranh chấp đất đai;
– Nếu như trường hợp đương sự lựa chọn để thực hiện việc giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện thủ tục như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường hợp tranh chấp đất trồng rừng và đất lâm nghiệp giữa hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân với nhau ; nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì các bên có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định về việc giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu, trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
5. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất lâm nghiệp, đất trồng rừng tại Tòa án:
Nếu việc thực hiện hòa giải không thành thì các bên có thể lựa chọn khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giải quyết về tranh chấp đất đai theo quy định hiện nay. Để thực hiện nộp đơn khởi kiện tranh chấp tại Tòa thì cá nhân, hộ gia đình thực hiện thủ tục sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn khởi kiện (Thực hiện đơn khởi kiện theo mẫu quy định hiện nay)
– Biên bản hòa giải không thành;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện;
– Các văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn.
Bước 2: Tòa án sẽ tổ chức hòa giải và chuẩn bị xét xử.
– Ở bước này, Tòa sẽ tiến hành hòa giải thêm một lần nữa và xác định tính hợp pháp của các tài liệu mà đương sự cung cấp. Nếu trường hợp hai bên hòa giải không thành thì chuẩn bị cho giai đoạn xét xử.
Bước 3: Tiến hành xét xử
– Sau khi nghiên cứu, Tòa án sẽ mở phiên tòa, các bên được xét hỏi, tranh luận. Căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ, lời trình bày trước Hội đồng xét xử sẽ đưa ra phán quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013.