Thực tế nhiều vụ tranh chấp đất đai xảy ra mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, vậy thủ tục giải quyết trong trường hợp này xử lý ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Các giấy tờ là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất:
Theo quy định, đất đai của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Trường hợp không có Giấy chứng nhận thì sẽ có các giấy tờ quy định tại Điều 100
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
– Các giấy tờ được xác lập trước ngày 15/10/1993.
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như bằng khoán điền thổ; văn tự đoạn mãi bất động sản; bản di chúc; Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp;…
– Ngoài ra, có văn bản xác minh của Ủy ban nhân dân về quá trình, nguồn gốc sử dụng đất để chứng minh hoặc các sự làm chứng, chứng kiến của hàng xóm từ trước đến nay,…
2. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ:
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra.
– Dựa trên diện tích đất thực tế các bên có tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích mà đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
– Dựa trên cơ sở phù hợp của hiện trạng đất đang sử dụng mà đang xảy ra tranh chấp có phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Các chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.
– Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
– Bên cạnh những căn cứ trên, khi giải quyết tranh chấp đất đai cơ quan Nhà nước còn dựa trên các cơ sở như lời khai của các bên xảy ra tranh chấp; giấy tờ giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất của các bên;…
(theo quy định tại khoản 1 Điều 91
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ:
3.1. Thực hiện hòa giải:
* Tự hòa giải:
Theo đó, căn cứ tại Điều 202
* Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:
Nếu như các bên không thể tự tiến hành thương lượng, hòa giải được thì làm đơn tiến hành hòa giải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang xảy ra tranh chấp để giải quyết. Cụ thể là:
– Tổ chức cuộc hòa giải: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
– Tiến hành phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
– Khi nhận được yêu cầu hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan về tranh chấp.
– Thời hạn giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai thời hạn không quá 45 ngày, tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu.
– Sau khi hòa giải phải có biên bản hòa giải: trong biên bản đảm bảo có chữ ký của các bên cũng như xác nhận hòa giải thành hay không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khi đó, biên bản hòa giải sẽ được gửi đến các bên xảy ra tranh chấp, và một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3.2. Nhờ pháp luật can thiệp:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 203
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
– Giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự: làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Thứ nhất, nộp đơn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền:
Căn cứ tại điểm a Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013, với trường hợp hòa giải không thành thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân. Theo đó, thẩm quyền của Ủy ban để tiến hành giải quyết là:
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Trường hợp sau khi giải quyết, các bên không đồng ý với quyết định đó thì thực hiện thủ tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: giải quyết tranh chấp nếu như một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp sau khi giải quyết tranh chấp mà các bên không đồng ý với quyết định đó thì tiến hành khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Thủ tục giải quyết như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ các bên chuẩn bị bao gồm:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Biên bản hòa giải tại không thành Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì tiến hành các bước tiếp theo sau đây:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
– Giải quyết xong thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.
Thứ hai, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự:
Nếu như hòa giải không thành, bên cạnh việc lựa chọn làm đơn ra Ủy ban nhân dân để giải quyết thì các bên cũng có thể lựa chọn tiến hành giải quyết thủ tục tố tụng dân sự bằng cách khởi kiện ra Tòa án nhân dân.
Thủ tục khởi kiện được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án bao gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Biên bản hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp
– Giấy tờ tùy thân của cá nhân người đi nộp đơn khởi kiện bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên thì người có nhu cầu nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi đang có đất để giải quyết tranh chấp.
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí tại Tòa án:
Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện kèm chứng cứ, tài liệu kèm theo nếu như thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
Bước 4: Tiến hành hòa giải theo thủ tục tại Tòa án:
– Tòa án tổ chức hòa giải, nếu như hòa giải thành thì Tòa án ra biên bản hòa giải thành và đình chỉ vụ án.
– Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Bước 5: Xét xử
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật đất đai năm 2013.