Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi nếu công trình đó được xây dựng có sai phạm. Vậy, Nhà nước quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp chất lượng công trình xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng:
1.1. Thế nào là tranh chấp chất lượng công trình xây dựng?
Từ trước đến nay, chất lượng công trình là một trong những vấn đề quan trọng được đưa ra để bàn luận rất nhiều. Một dự án công trình xây dựng có đạt tiêu chuẩn cao hay thấp sẽ tỷ lệ nghịch với những phản ánh không tốt đối với chất lượng công trình. Những loại tranh chấp chất lượng công trình thông thường liên quan đến các sự cố trong quá trình sử dụng như công trình bị sụt lún, nứt, hư hỏng… Tại thời điểm này, việc xác định trách nhiệm đối với chất lượng không đảm bảo cần diễn ra nhanh chóng, tiến hành khảo sát và đánh giá sự cố để làm rõ nguyên nhân.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021: Trước khi để các công trình xây dựng được sử dụng vào trong thực tế thì các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra công tác, nghiệm thu. Tuy nhiên, công tác này được tổ chức thực hiện cũng không làm giảm bớt hoặc thay thế trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và nhà thầu cũng phải có trách nhiệm nhất định khi tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng mà phần việc thuộc sự kiểm soát của mình theo quy định pháp luật.
1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng:
Khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến chất lượng công trình xây dựng thì các bên có lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư
– Các bên để kịp thời đưa ra phương án khắc phục về chất lượng công trình có thể tự thương lượng với nhau để thống nhất cách giải quyết, sao cho khắc phục diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cho người sử dụng công trình;
– Nếu các bên không thể thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết có thể lựa chọn cách thuê tổ chức, cá nhân có trình độ chuyên môn và đủ năng lực theo quy định để hỗ trợ vấn đề này. Cơ quan tổ chức được thue sẽ có nhiệm vụ tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng, cùng vớ đó là đưa ra đề xuất khắc phục tình trạng chất lượng công trình;
– Trong một số trường hợp những loại tranh chấp cần sự can thiệp, hướng dẫn giải quyết tại cơ quan quản lý nhà nước thì các bên hoàn toàn có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
– Đối với những tranh chấp, nếu đã áp dụng hết phương thức là thỏa thuận hoặc nhờ bên thứ ba định hướng giải quyết nhưng vẫn không thành thì có thể khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan;
Như vậy, ngay từ giai đoạn soạn thỏa hợp đồng xây dựng đến việc trực tiếp tiến hành xây dựng, bảo trì chất lượng công trình thì các bên đã phải lường trước được những tranh chấp có thể xảy ra để ghi nhận ngay trong Hợp đồng. Việc xảy ra tranh chấp là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu có sự dự liệu trước thì khi phát sinh tranh chấp sẽ có cơ chế hỗ trợ giải quyết, còn trong trường hợp chưa có sự thỏa thuận trong hợp đồng thì có thể áp dụng các phương thức nêu trên.
2. Thủ tục tiến hành khởi kiện về tranh chấp:
Bước 1: Làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân
Công trình xây dựng phát sinh vấn đề liên quan đến chất lượng không đảm bảo thì một trong các bên tiến hành đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Cá nhân khi soạn đơn để nộp thì cần kèm theo một số giấy tờ, tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Phương thức nộp hồ sơ: có thể đến trực tiếp để nộp hoăc nộp qua dịch vụ bưu điện.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn của cơ quan có thẩm quyền
Chánh án Tòa án nhân dân khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết tranh chấp thì trong thời hạn 03 ngày làm việc tiến hành phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Thẩm phán kể từ ngày được phân công sẽ có trách nhiệm xem xét đơn khởi kiện. Trong thời gian 5 ngày làm việc, cá nhân này sẽ nghiên cứu hồ sơ vụ việc và đưa ra một trong các quyết định liên quan đến đơn khởi kiện:
– Trường hợp 1: Đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Trường hợp 2: Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
– Trường hợp 3: Xét thấy vụ việc được Chánh án Tòa án phân công không thuộc thẩm giải quyết của Tòa mình thì tiến hành chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Cùng với đó là có trách nhiệm thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí
Nộp tiền tạm ứng án phí là nghĩa vụ phải thực hiện trước khi Tòa án quyết định thụ lý vụ án. Hoạt động này diễn ra khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện và các giấy tờ, tài liệu với chứng cứ và xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi thông báo cho người khởi kiện biết và họ sẽ đến Tòa án để nộp tiền tạm ứng án phí (theo Nghị quyết 326/2016/UBND quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án và nhận biên lai thu tiền).
Bước 4: Thụ lý vụ án
Tòa án có tiến hành thụ lý hay không thì phải có trách nhiệm thông báo (bằng văn bản) cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án. Thời gian để thực hiện công việc này là trong thời hạn 03 ngày làm việc từ ngày thụ lý vụ án.
Bước 5: Tiến hành hòa giải
Thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc trước khi Tòa đưa vụ việc ra xét xử.
+ Tòa án sẽ mời đương sự tham gia phiên hòa giải trong đó có sự tham gia của các bên. Nếu thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán sẽ phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị.
+ Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án nhanh chóng đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Tòa án giải quyết tranh chấp
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 01 tháng Tòa án phải mở phiên tòa. Thời gian này có thể được kéo dài 02 tháng nếu có lý do chính đáng. Cuối cùng, Tòa án ra bản án giải quyết tranh chấp giữa các đương sự, nếu một trong các bên không đồng ý thì có quyền thực hiện kháng cáo.
2. Lưu ý để hạn chế tranh chấp chất lượng công trình xây dựng:
Như đã biết, tranh chấp liên quan đến chất lượng xây dựng công trình ngày càng phổ biến hơn và thông thường những vụ việc này có tính chất phức tạp những tranh chấp về kỹ thuật thi công của nhà thầu, chất lượng nguyên, vật liệu khi xây dựng công trình,…Những vi phạm về chất lượng có thể diễn ra bất kỳ trong giai đoạn nào từ khi dự án xây dựng được khảo sát trước về địa điểm, quy mô công trình; Khi cá nhân tiến hành thiết kế, thi công, hoặc đưa công trình vào sử dụng, khai thác công trình. Như vậy, để hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp thì các bên có trách nhiệm cần có những lưu ý sau đây:
– Thứ nhất, về phía chủ đầu tư: Cá nhân này cần lưu ý để tránh tranh chấp về chất lượng công trình thông qua việc:
+ Tuân thủ nguyên tắc lựa chọn nhà thầu qua đấu thầu. Trước khi giao trách nhiệm xây dựng cho nhà thầu cần có sự lựa chọn kỹ càng về nhà thầu hợp tác cùng mình. Điều kiện quan trọng bảo đảm chất lượng công trình đó là năng lực làm việc, đánh giá của chủ thầu. Chủ đầu tư để đánh năng lực của nhà thầu cần căn cứ vào các biểu hiện rất cụ thể như con người, thiết bị, năng lực tổ chức thực hiện.
Một điểm lưu ý cần thay đổi quan điểm nhận định của chủ đầu tư với những nhà thầu mới. Chủ đầu tư không nên quá coi trọng về truyền thống hay kinh nghiệm mà đã trao toàn bộ sự tin tưởng. Hiện nay, có rất nhiều nhà thầu còn non trẻ nhưng năng lực về con người, thiết bị và đặc biệt là năng lực quản trị rất tốt. Họ là những con người có sự sáng tạo, năng động, áp dụng phương tiện hỗ trợ hiện đại nhất trong quá trình xây dựng. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình được xây dựng nên.
+ Chủ đầu tư cần giám sát chặt chẽ công đoạn sau đấu thầu như: kiểm soát xem năng lực về con người, thiết bị sử dụng trong xây dựng liệu có phù hợp với hồ sơ dự thầu không; Cách thức làm việc khi kiểm soát vật liệu đầu vào của nhà thầu; quy trình thi công từng hạng mục… Ngoài ra, kỹ năng của chủ thầu về việc quản trị và mức độ minh bạch sẽ giảm thiểu các tranh chấp về chất lượng công trình trong tương lai.
– Thứ hai, về phía nhà thầu thi công:
Cá nhân khi trúng thầu thi công thì phải thât sự quan tâm đến hồ sơ thiết kế được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật kèm theo hồ sơ thiết kế đó. Trong quá trình thi công cần tuân thủ đúng với những gì đã được thống nhất của các bên; Cần sử dụng vật liệu chất lượng cũng như đảm bảo về mặt thời gian xây dựng để công trình được xây dựng an toàn, chất lượng nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành;
– Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư