Thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được pháp luật quy định như thế nào?
Thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Thủ tục giải quyết một vụ phá sản (tố tụng phá sản) được coi là một loại tố tụng tư pháp đặc biệt. Do tính chất đặc biệt này nên trong pháp luật tố tụng, thủ tục phá sản bao giờ cũng được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt. Tính chất đặc biệt của thủ tục phá sản được thể hiện ở những điểm sau:
– Thứ nhất, thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể;
– Thứ hai, thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ được tiến hành trong hoàn cảnh đặc biệt, như một biện pháp cuối cùng của quá trình đòi nợ;
– Thứ ba, thủ tục phá sản là thủ tục mà hậu quả của nó thường là sự chấm dứt hoạt động của một thương nhân;
– Thứ tư, thủ tục phá sản không chỉ thuần túy là một thủ tục đòi nợ mà còn là một thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi;
– Thứ năm, thủ tục phá sản – một thủ tục pháp có tính chất tổng hợp.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm các bước sau:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
- Phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
- Tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Sau khi các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ vào sổ thụ lý đơn, xem xét hồ sơ trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đơn và ra một trong hai quyết định: Quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; hoặc quyết định không mở thủ tục phá sản khi không có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tiếp đó, khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản năm 2004, thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục kinh doanh hoặc thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ thủ tục áp dụng phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản (Điều 5 Luật phá sản 2004).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thay đổi trình tự thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại