Thủ tục đòi tiền vì đến hạn không trả. Thủ tục khởi kiện đòi nợ tại tòa án.
Thủ tục đòi tiền vì đến hạn không trả. Thủ tục khởi kiện đòi nợ tại tòa án.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các chú, các anh, chị! Vào tháng 9/2015 vợ chồng tôi đi mua 01 mảnh đất và đã đặt cọc số tiền là 50 triệu đồng. Sau đó tôi có cầm sổ đỏ của gia đình đó đi làm thủ tục sang tên, tách bìa đất nhưng chưa được. Gia đình đó đã gọi điện và yêu cầu tôi mang sổ về và có gọi điện xúc phạm tôi. Vì vậy tôi quyết định không mua mảnh đất đó nữa và yêu cầu gia đình bên bán trả lại số tiền mà tôi dã đặt, nhưng gia đình bên bán vẫn không trả lại tiền. Sau đó tôi đã làm
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp này, để đòi lại số tiến, bạn có thể giải quyết theo hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Giải quyết theo trách nhiệm dân sự
Điều 290 và Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Trong trường hợp này, bạn và người bán đã có hợp đồng hợp đồng vay tiền nhưng quá thời hạn trả nợ mà người vay vẫn không trả thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền và lãi suất cho bạn. Về vấn đề lãi suất, vì đây là trường hợp vay có lãi nên khi bên vay không trả thì thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Và do đây là tranh chấp dân sự nên theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bạn làm đơn gửi ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay đang cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết. Để đảm bảo tòa án chấp thuận và thụ lý đơn kiện thì bạn nên cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh xác minh về việc có giao dịch thực tế vay tiền, tài liệu chứng minh việc cho vay và nhận tiền giữa hai bên.
Khi vụ án được đưa ra xét xử, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà bên vay vẫn cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án buộc bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ vào Luật thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ có các biện pháp cưỡng chế (khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; …) để buộc bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp 2: Giải quyết theo trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp này, nếu người vay tiền có hành vi gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đã vay thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về Tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 144 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
Theo đó, bạn làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an cấp huyện và đồng thời cung cấp các chứng cứ chứng minh để thuận lợi hơn trong quá trình điều tra. Khi xác minh, điều tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người vay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự,