Hiện nay, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, cũng phát triển nhanh chóng, các thiết bị y tế cho bệnh viện, phòng khám nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tiến bộ. Trong hoạt động kinh doanh, nhãn hiệu của các thiết bị y tế có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với trang thiết bị y tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với trang thiết bị y tế:
1.1. Tra cứu nhãn hiệu:
Trước khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu đối với trang thiết bị y tế cần phải tra cứu nhãn hiệu để xác định khả năng phân biệt nhãn hiệu của mình so với các nhãn hiệu đã có, để kiểm tra có bị trùng hay không, có thể đăng ký được hay không. Việc kiểm tra được thực hiện trên nguồn thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ.
Nếu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên. Hiện nay, có các hình thức tra cứu nhãn hiệu như sau:
– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Việc tìm kiếm trên google nhãn hiệu cho doanh nghiệp sẽ tìm kiếm thông tin sơ bộ với các tên nhãn hiệu có trước hay không.
– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT. Để tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký cho doanh nghiệp thì gõ cụm từ vào mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng.
Lưu ý: Việc kiểm tra, tra cứu trên google hay trên cơ sở dữ liệu quốc gia là miễn phí, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc hình thức tra cứu này để đăng ký.
– Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%, cần tham vấn ý kiến của những chuyên gia thẩm định nhãn hiệu cấp cao của văn phòng đánh giá khả năng chuyên biệt của nhãn hiệu để đưa ra các khuyến nghị về khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
1.2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho trang thiết bị y tế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (được hiểu là tờ khai của chủ đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, thương hiệu, logo công ty);
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức muốn đăng ký;
+ Mẫu logo thương hiệu, logo có kích thước không nhỏ hơn 80mm x 80mm. Một mẫu nhãn hiệu/logo/thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính gồm: Phần hình; Phần chữ; Slogan (chuẩn bị 05 mẫu);
+ Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
+ Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền;
+ Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài ra còn có các giấy tờ, tài liệu liên quan khác (nếu có)
1.3. Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký:
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
– Nộp đơn trực tiếp hoặc nộp đơn thông qua đường bưu điện đến địa chỉ của trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng, cụ thể:
+ Nộp tại trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ theo địa chỉ 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
+ Nộp tại văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh theo địa chỉ là 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ là số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
– Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Sau đó thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, để xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo và nộp phí, lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
1.4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Trong khoảng 16-20 tháng cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu thì người có yêu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi hoàn thành chi phí, nếu đủ điều kiện mà cơ quan có thẩm quyền không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì có thể khiếu nại quyết định đó.
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực trong thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp đơn và doanh nghiệp có thể gia hạn nhiều lần.
2. Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu:
Việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thông thường thì thời gian thẩm định trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có thiếu sót thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra
Bước 2: Đăng công báo thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu:
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn: tổ chức đại diện, người nộp đơn, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…vv. Giai đoạn này có thể xem xét, đánh giá nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện công bố đơn.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu:
Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng. Quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa, có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hay chưa. Nếu nội dung đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp giấy nhận, nếu đơn phù hợp yêu cầu thì Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.
Bước 4: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng.
Trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
3. Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho thiết bị y tế:
Hiện nay, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho thiết bị y tế ngày càng tăng cao và có vai trò vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp kinh doanh. Việc đăng kí nhãn hiệu cho thiết bị y tế thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng trong quan hệ đối với khách hàng, và quan trọng hơn hết doanh nghiệp đó được bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đăng ký nhãn hiệu khi hoàn tất các thủ tục theo quy định và được Cục sở hữu trí tuệ cho phép là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ nhãn hiệu và xử lý các hành vi vi phạm của các chủ thể khác nếu có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký như việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”. Tình trạng hàng giả, hàng nhái hiện nay vô cùng phức tạp, nhất là trong thời điểm kinh doanh qua online hoặc qua các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Đăng ký nhãn hiệu tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác.
Khi nhãn hiệu đã đăng ký trở nên nổi tiếng, được khách hàng biết đến có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp từ việc ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu như một tài sản của công ty.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế