Thử nghiệm chất lượng sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, hoạt động này đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ khi đến tay người tiêu dùng đã đáp ứng đầy đủ chất lượng, hạn chế tối đa rủi ro, phát hiện sớm các lỗi và thực hiện khắc phục kịp thời. Dưới đây là thủ tục đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm:
Quy trình đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm sẽ cần phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm trong trường hợp này được xác định là Bộ công thương. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 107/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sửa đổi tại Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý).
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Bộ công thương tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không đầy đủ theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm sửa đổi và bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, trong khoảng thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức thử nghiệm chất lượng sản phẩm theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sửa đổi tại Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý).
Tuy nhiên cần phải lưu ý, trước khi Giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, các tổ chức thử nghiệm cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ tương tự như trường hợp cấp mới để gửi về Bộ công thương.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định 107/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sửa đổi tại Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý), có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm. Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
– Bản sao của quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Danh sách thử nghiệm viên trong quá trình thử nghiệm chất lượng sản phẩm cho mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP, và các loại giấy tờ, chứng chỉ tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên, cụ thể bao gồm bản sao quyết định tuyển dụng hoặc
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
– Mẫu phiếu kết quả thử nghiệm.
3. Điều kiện đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm:
Căn cứ Điều 5 của Nghị định 107/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sửa đổi tại Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý), có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, để có thể thực hiện thủ tục đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, các tổ chức và doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu cơ bản sau đây:
– Tổ chức và doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm phải là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các tổ chức đó cần phải có hệ thống quản lý và cần phải có năng lực hoạt động đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu quy định cụ thể trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành;
– Phải có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của các tổ chức (viên chức hoặc lao động ký kết
– Trong trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, cần phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của các tổ chức (viên chức hoặc người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc người lao động ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động) tương ứng với các lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, đồng thời các thử nghiệm viên chính thức của các tổ chức đã trải qua giai đoạn đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
Theo đó thì có thể nói, các tổ chức và doanh nghiệp khi muốn thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 107/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sửa đổi tại Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 107/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
– Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý;
– Thông tư 06/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và
THAM KHẢO THÊM: