Thủ tục cộng nối thời gian bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào? Văn bản pháp luật nào hướng dẫn thủ tục này?
Thủ tục cộng nối thời gian bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào? Văn bản pháp luật nào hướng dẫn thủ tục này?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Thưa Luật sư tôi có việc này xin trình bày với Luật sư và xin luât sư nghiên cứu giải đáp giúp em. Mẹ em sinh năm 1961. Năm 1978, mẹ em có đi làm công nhân nông trường đến năm 1982 thì mẹ em nghỉ việc và kết hôn. Hiện tại mẹ em là giáo viên mầm non. Đến nay, mẹ em sắp về hưu muốn hỏi làm thủ tục cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Vậy để làm thủ tục cộng nối bảo hiểm xã hội mẹ em phải tìm hiểu và căn cứ vào công văn nào. Mong Luật sư giải đáp giúp gia đình em. Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Với thông tin bạn cung cấp, năm 1978, mẹ bạn đi làm công nhân nông trường. Đến năm 1982, mẹ bạn nghỉ việc. Hiện tại, mẹ bạn đang là giáo viên mầm non và sắp đến tuổi nghỉ hưu. Vấn đề cộng nối bảo hiểm xã hội được quy định tại Quyết định số 959/2015/QĐ-BHXH và Công văn 3663/2014/BHXH-THU năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có nhiều sổ do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Trường hợp của mẹ bạn là trường hợp người lao động có nhiều sổ bảo hiểm xã hội. Trình tự giải quyết hồ sơ chốt sổ đổi với người lao động có nhiều sổ được quy định tại Mục 2 Phần II Công văn 3663/2014/BHXH-THU hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có nhiều sổ do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định:
“Bộ phận Cấp sổ thẻ khi giải quyết hồ sơ chốt sổ, căn cứ CMND để vào chương trình SMS thực hiện rà soát tình trạng cấp số sổ cho NLĐ, nếu phát hiện NLĐ có nhiều sổ thì thực hiện:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Chốt sổ trên chương trình SMS; In mẫu 07/SBH, in phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV (hoặc P02-CN).
– Trả lại hồ sơ, kèm mẫu 07/SBH và phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV cho đơn vị (hoặc P02-CN nếu NLĐ nộp hồ sơ).
– Khi đơn vị nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ BHXH, nơi gộp sổ sẽ tiến hành gộp và chốt sổ theo quy định.
– Trường hợp đã chốt sổ nhưng không in tờ bìa, tờ rời thì phải ghi chú lên phiếu yêu cầu gộp P01-ĐV đối với đơn vị hoặc P02-CN đối với NLĐ".
Như vậy, mẹ bạn tìm hiểu hai văn bản đó là Quyết định 959/QĐ-BHXH và Công văn 3663/2014/BHXH-THU để tìm hiểu về thủ tục cộng nối thời gian bảo hiểm xã hội.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi đã chốt sổ bảo hiểm?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí