Khi kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành nghề phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định pháp luật bởi đây là sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người. Các doanh nghiệp khi kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý bạn đọc trình tự, thủ tục công bố thực phẩm chức năng trong nước.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về Thực phẩm chức năng:
Như chúng ta đã biết thực phẩm chức năng hiện nay đang được sử dụng rất nhiều trên thị trường, cả thực phẩm chức năng trong nước lẫn thực phẩm chức năng nhập khẩu, thực phẩm chức năng có thể hiểu đó là những sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, …Thực phẩm chức năng đúng như tên gọi của nó, là một dạng thực phẩm, thức ăn bổ sung, có tác dụng bồi bổ, bù đắp các chất mà trong cơ thể chúng ta bị thiếu, để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Thực phẩm chức năng được chia làm 03 loại: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – là những sản phẩm thực phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm dinh dưỡng y học – là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt , dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.Loại thực phẩm này có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt– là loại dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác.Đây là loại thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng.
Như vậy, có thể thấy thực phẩm chức năng có rất nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng cho sức khỏe của con người, nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tình mạng của con người. Do đó, thực phẩm chức năng là nhóm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế vì thế nếu muốn sản xuất, kinh doanh mặt hàng này quý công ty phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể theo
Theo đó các doanh nghiệp muốn kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
Một là, khi sản xuất thực phẩm chức năng thì phải đảm bảo quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
Hai là, về cơ sở vật chất nơi sản xuất thực phẩm chức năng phải đảm bảo rằng: tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
Ba là, về trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chức năng phải là những loại dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
Bốn là, trong khu vực sản xuất thực phẩm phải có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng
Năm là, trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào;
Sáu là, trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm không được sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại
Bảy là, trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không được bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác
Tám là, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước:
Thực phẩm chức năng hiện nay được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, như chúng ta đã biết các loại thực phẩm chức năng sẽ là loại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, pháp luật nước ta yêu cầu các sản phẩm này cần phải được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp hồ sơ công bố lưu hành.
Việc công bố lưu hành các thực phẩm chức năng có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, công bố chất lượng thực phẩm chức năng giúp các cơ sản sản xuất, kinh doanh đảm bảo được chất lượng theo các tiêu chí đã đặt ra, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, có thể thất rằng việc công bố lưu hành thực phẩm chức năng cũng giúp cho các nhà sản xuất ạo dựng thương hiệu, nâng cao niềm tin với người tiêu dùng, việc một thực phẩm chức năng được công bố thể hiện đây là các sản phẩm này đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, được xác nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu hành trên thị trường. Bất cứ người dân nào khi sử dụng các loại thuốc, đồ uống, đồ ăn hoặc các thực phầm chức năng nếu có sự đảm bảo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ yên tâm hơn, do đó những sản phẩm chức năng đã được công bố sẽ nhanh chóng lấy được lòng tin từ phía người dùng, sản phẩm được đón nhận nhanh chóng.Đồng thời, khi công bố thực phẩm chức năng cũng góp phần làm nâng cao khả năng cạnh tranh, điều hiển nhiên là giữa một sản phẩm được công bố và đảm bảo bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với một sản phẩm cưa được công bố, không ai đứng ra đảm bảo chất lượng của sản phẩm đó thì người dân sẽ chọn sản phẩm đã được công bố. Do đó dễ dàng cạnh tranh với các sản phẩm chưa được công bố khác. Điều quan trọng hơn nữa là khi thực hiện việc công bố thực phẩm chức năng sẽ góp phần làm ổn định chất lượng sản phẩm; dù là nhập khẩu hay xuất khẩu thì các cá nhân cũng phải đảm bảo chất lượng theo đúng quy chuẩn đã gửi lên Cục an toàn thực phẩm. Việc ổn định sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Trên đây là toàn bộ những lợi ích khi công bố thực phẩm chức năng. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng cần lưu ý rằng việc công bố thực phẩm chức năng phải theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Theo đó, hồ sơ, trình tự thủ tục công bố thực phẩm chức năng thực hiện như sau:
2.1. Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng:
Để thực hiện việc công bố thực phẩm chức năng bạn cần phải chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ như sau:
– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
– Bản gốc hoặc bản sao Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;
– Mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận;
– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh;
– Bản sao các thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố;
– Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả;
– Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
– Kế hoạch giám sát định kỳ có xác nhận;
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
– Bản sao Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương
2.2. Trình tự thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu ở phần mục trên,
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tài liệu theo quy định thì nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm.
Khi cán bộ Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp nếu đủ hồ sơ hợp lệ thì viết giấy tiếp nhân hồ sơ và trong vòng 30 ngày Bộ y tế phải cấp Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phảm. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải trả lời bằng văn bản, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ ,nếu từ chối hồ sơ hoặc quá 30 ngày không cấp, Bộ y tế cần có văn bản trả lời lý do không cấp giấy phép và đưa ra căn cứ pháp lý theo quy định.
Hiện nay việc đăng ký hồ sơ với cục An toàn thực phẩm đang được đăng ký dưới dạng khai báo điện tử tại website: http://congbosanpham.vfa.gov.vn. Thay vì nộp hồ sơ thủ công như trước thì bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ qua website của cục để thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Theo đó, toàn bộ các giấy tờ đăng ký hồ sơ được Cục xem xét, trả thông tin dưới dạng văn bản điện tử.
Bạn sẽ có một tài khoản đăng ký hồ sơ riêng. Trong tài khoản đó, mọi thông tin cập nhật về hồ sơ, về yêu cầu bổ sung, đính chính sẽ được Cục gửi trên trang này và vào địa chỉ mail của người đứng ra đăng kí. Việc thay đổi, chỉnh sửa cũng sẽ được sửa trực tiếp trên tài khoản của bạn. Hồ sơ được Cục duyệt cũng sẽ được xuất từ tài khoản này.
Về lệ phí : Lệ phí thẩm định công bố thực phẩm chức năng: 150.000 đồng/sản phẩm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của bộ y tế. .