Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Dược

Mã ngành nghề kinh doanh thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng

  • 17/03/202317/03/2023
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    17/03/2023
    Luật Dược
    0

    Thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng là các chế phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe; phòng, chống bệnh tật. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, pháp luật hiện có quy định về mã ngành nghề kinh doanh thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Khái quát về kinh doanh thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng:
      • 2 2. Mã ngành nghề kinh doanh thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng:

      1. Khái quát về kinh doanh thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng:

      Trong các thuật ngữ thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, khái niệm dược phẩm được hiểu theo Tổ chức y tế thế giới WHO là thuốc, bao gồm thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền và nguyên liệu làm thuốc , do đó, tác giả chỉ tập trung giải thích các thuốc là gì? thực phẩm chức năng là gì?

      Thuốc theo quy định của Luật Dược được hiểu là  chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.

      Thực phẩm chức năng được Hiệp hội thực phẩm chức năng định nghĩa là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.

      Khái niệm kinh doanh trước hết được hiểu theo nghĩa đơn giản là là sự mua bán trao đổi giữa các chủ thể trong xã hội. Về mặt định nghĩa từ ngữ, trong cuốn sách Dictionary of bussiness do Jack P.Friedman chủ biên xuất bản năm 1987 thì “kinh doanh” được hiểu là nghề nghiệp hoạt động hoặc hoạt động thương mại mưu cầu lợi nhuận bằng việc cung cấp sản phẩm dịch vụ.

      Dưới góc độ pháp lý, Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích rằng: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

      Không chỉ đưa ra khái niệm về thuốc, Luật Dược 2016 cùng đưa ra định nghĩa chung về kinh doanh thuốc (dược phẩm), theo đó kinh doanh thuốc (dược)  là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

      Ngoài ra, các hình thức kinh doanh thuốc như : kinh doanh thuốc bao gồm các hình thức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bảo quản và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc trong Luật Dược năm 2016, được chia ra trong định nghĩa hoạt động kinh doanh và cơ sở kinh doanh dược, ngoại trừ kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc được chia thành cơ sở bán buôn và cơ sở bán lẻ.

      Để được thực hiện hoạt động kinh doanh thuốc, cơ sở kinh doanh phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định.

      Khác với thuốc, thực phẩm chức năng không phải là thuốc, quy định về kinh doanh thực phẩm chức năng đơn giản hơn quy định về thuốc, cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng chỉ cần đáp ứng các điều kiện về địa điểm, cơ sở kinh doanh, thiết bị, dụng cụ đồng thời đối với cơ sở nhập khẩu phải có kho hoặc khu vực bảo quản riêng phù hợp yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất; Việc kinh doanh thực phẩm chức năng trong cơ sở bán lẻ thuốc phải bố trí có khu bày bán riêng, chỉ dẫn khu vực và biển tên đối với thực phẩm chức năng.

      Xã hội ngày càng phát triển, đi đôi với đó tri thức ngày càng phát triển. Sự quan tâm của con người đối với sức khỏe của mình cũng từ đó mà ngày càng sâu sắc hơn.Nhu cầu về sự thụ hưởng dịch vụ y tế tốt, những lại dược phẩm tốt, hiệu quả điều trị đặc hiệu càng gia tăng.

      Xem thêm: Bằng trung cấp dược có mở quầy thuốc được không? Bán thuốc tây cần bằng cấp gì?

      Xuất phát từ đó những mô hình kinh doanh dược phẩm ngày đa dạng và phát triển hơn. Do vậy ngành kinh doanh này đòi hỏi phải có sự ràng buộc về điều kiện cũng như những yêu cầu riêng đối với lĩnh vực kinh doanh này. Đăng ký kinh doanh là thủ tục pháp lý bắt buộc cũng như sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh. Ngoài ra do đặc thù là ngành kinh doanh có điều kiện nên đăng ký kinh doanh dược phẩm có một số điều kiện cần để chủ thể được tham gia kinh doanh hàng hóa này.

      Đối với kinh doanh dược phẩm thì việc đăng ký này còn có những ý nghĩa sau:

      Đối với chủ thể kinh doanh: Đăng ký kinh doanh dược phẩm sẽ đảm bảo cho chủ thể vị thế trong lĩnh vực đã được đăng ký. Đó là công cụ để thực hiện quyền tự do trong kinh doanh cũng như đem lại sự thừa nhận của Nhà nước. Đăng ký kinh doanh dược phẩm đem lại sự bình đẳng cho các chủ thể trong môi trường kinh doanh.Từ đó hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các chủ thể kinh doanh

      *Đối với Nhà nước: Đăng ký kinh doanh dược phẩm là công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế. Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, cùng với sự chấp hành của các chủ thể đăng ký kinh doanh dược phẩm, còn đó các chủ thể kinh doanh tự phát, chạy theo lợi nhuận bỏ qua các quy định của pháp luật. Điều này không những đã đi ngược lại với chủ trương của Đảng và Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể chấp hành nghiêm túc pháp luật.Vì vậy đăng ký kinh doanh dược phẩm giúp cơ quan Nhà nước quản lý được hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm này theo đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

      2. Mã ngành nghề kinh doanh thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng:

      Mã ngành nghề kinh doanh là số, ký tự được Thủ tưởng ban hành làm căn cứ để cơ sở kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Nếu ghi sai mã ngành nghề có thể khiến cho cơ sở kinh doanh bị từ chối đăng ký kinh doanh.

      Đối với hoạt động kinh doanh thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mã ngành nghề được quy định như sau:

      Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu: Cấp 2- 21

      Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu: Cấp 3, 4- 210; 2100

      Xem thêm: Thời hạn hiệu lực của số đăng ký thuốc? Hồ sơ đăng ký gia hạn thuốc?

      Sản xuất thuốc các loại: Cấp 5- 21001

      Sản xuất hoá dược và dược liệu: Cấp 5-21002

      Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh: Cấp 4- 4772

      Bán lẻ dược phẩm, dụng cụ y tế trong các cửa hàng chuyên doanh: Cấp 5- 47721

      Bán thuốc đông y, bán thuốc nam trong các cửa hàng chuyên doanh: Cấp 5- 47723

      Phạm vi sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu bao gồm: Sản xuất các sản phẩm dược liệu cơ bản và các chế phẩm dược, sản xuất sản phẩm thuốc và hoá dược. Loại trừ: Sản xuất cỏ làm thuốc (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã) được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);  Bán buôn dược phẩm được phân vào nhóm 4649 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình); Bán lẻ dược phẩm được phân vào nhóm 4772 (Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh); Đóng gói các sản phẩm dược được phân vào nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói); Sản xuất chất hàn răng, sản xuất xi măng hàn răng được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa); Nghiên cứu và phát triển ngành dược và công nghệ sinh học được phân vào nhóm 721 (Nghiên cứu và phát triển khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật).

      Đối với sản xuất các loại thuốc (21001) bao gồm: Huyết thanh và các thành phần của máu, Vắc xin, Các loại thuốc khác, bao gồm chất vi lượng; Sản xuất thuốc tránh thai uống và đặt; Sản xuất thuốc chẩn đoán, bao gồm thử thai; Sản xuất thuốc chẩn đoán hoạt phóng xạ.

      Đối với bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh (4772) bao gồm: Bán lẻ thuốc chữa bệnh; Bán lẻ dụng cụ y tế và đồ chỉnh hình; Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh; Bán lẻ thuốc tân dược (kể cả thuốc thú y); Bán lẻ dụng cụ, thiết bị y tế và chỉnh hình; Bán các loại thuốc đông y, thuốc nam.

      Xem thêm: Quy định về công bố phụ gia thực phẩm

      Như vậy, có thể thấy rằng, mã ngành nghề kinh doanh dược phẩm đã được quy định một cách cụ thể và chi tiết, tuy nhiên đối với thực phẩm chức năng, loại này lại không thấy có quy định về mã ngành nghề, điều này có thể được lý giải trong việc có tính đặc biệt trong cách thức quản lý đối với loại đối tượng này.

      Cơ sở pháp lý:

      – Luật Dược năm 2016

      – Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

      – Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

        Xem thêm: Các giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Kinh doanh dược phẩm

        Kinh doanh thuốc

        Thực phẩm chức năng


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Gia công thực phẩm chức năng là gì? Quy trình và tiêu chuẩn?

        Gia công thực phẩm chức năng là gì? Quy trình gia công thực phẩm chức năng? Tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với nhà máy gia công thực phẩm chức năng?

        Hiệp hội thực phẩm chức năng là gì? Chức năng và phạm vi hoạt động

        Hiệp hội thực phẩm chức năng là gì? Chức năng của Hiệp hội thực phẩm chức năng? Phạm vi hoạt động của Hiệp hội thực phẩm chức năng?

        Mẫu hợp đồng mua bán thuốc, dược phẩm mới nhất năm 2023

        Các sản phẩm dược phẩm là sản phẩm trong ngành y tế, luôn là các sản phẩm quan trọng thiết yếu đối với sức khỏe mỗi người. Với tầm quan trọng của nó, việc mua bán các sản phẩm này cũng được diễn ra hàng ngày, giữa các cá nhân với nhau hay các cá nhân và doanh nghiệp.

        Thực phẩm chức năng là gì? Công dụng và phân loại thực phẩm chức năng?

        Thực phẩm chức năng là gì? Công dụng và phân loại thực phẩm chức năng? Lợi ích tiềm năng của thực phẩm chức năng? Phân loại thực phẩm chức năng?

        Thực phẩm chức năng là gì? Quy định của pháp luật về thực phẩm chức năng?

        Thực phẩm chức năng là gì? Quy định của pháp luật về thực phẩm chức năng?

        Thủ tục mở cửa hàng bán phân bón? Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật?

        Thủ tục mở cửa hàng bán phân bón? Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật? Hồ sơ đăng kí kinh doanh công ty buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật? Mã ngành hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật?

        Thời hạn hiệu lực của số đăng ký thuốc? Hồ sơ đăng ký gia hạn thuốc?

        Đối tượng và yêu cầu đăng ký thuốc? Thời hạn hiệu lực của số đăng ký thuốc? Hồ sơ đăng ký gia hạn thuốc?

        Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2016

        Quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu gồm xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ bảo quản dược liệu.

        Thủ tục xuất nhập khẩu rượu

        Thủ tục xuất nhập khẩu rượu. Cần chuẩn bị các giấy tờ gì dể được xuất khẩu rượu ra nước ngoài?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ