Sĩ quan dự bị là lực lượng sĩ quan thuộc ngạch dự bị, được phân phối theo độ tuổi, được phong/thăng quân hàm theo quy định tại luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình, thủ tục chuyển sĩ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục chuyển sĩ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp:
Thủ tục chuyển sĩ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp thông thường được thực hiện theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Hướng dẫn sĩ quan dự bị hoàn thiện hồ sơ phải giấy tờ liên quan để phục vụ cho công tác xét chuyển sang chế độ sĩ quan chuyên nghiệp. Thành phần hồ sơ thông thường bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
-
Đơn xin chuyển từ sĩ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp;
-
Đơn tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng công an nhân dân;
-
Lý lịch tự khai theo mẫu của Bộ Công an;
-
Báo cáo đề nghị xét chuyển sang chế độ sĩ quan chuyên nghiệp của đơn vị quản lý, sử dụng sĩ quan dự bị (kèm theo đó là Nghị quyết họp của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị);
-
Bản thẩm tra lý lịch theo mẫu của Bộ Công an;
-
Bản nhận xét, đánh giá sĩ quan dự bị trước khi xét chuyển sang sĩ quan chuyên nghiệp theo mẫu của Bộ Công an;
-
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý chứng nhận thuộc nhóm ưu tiên (nếu có);
-
Giấy tờ tùy thân của cá nhân xét chuyển từ sĩ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp.
Bước 2: Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng sĩ quan dự bị sẽ tiến hành cuộc họp, đánh giá, tính điểm xét chuyển sang sĩ quan chuyên nghiệp; trên cơ sở đó đề nghị xét chuyển chuyên nghiệp đối với trường hợp đã ứng đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện.
Bước 3: Căn cứ vào nhận xét, đánh giá của cấp ủy, chỉ huy đơn vị quản lý sĩ quan dự bị, kết quả tính điểm để xác định những trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện tiếp tục tiến hành xét chuyển chuyên nghiệp theo chỉ tiêu đã được Bộ Công an phê duyệt.
Bước 4: Tổ chức xét, duyệt đối với những trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyển sang chế độ sĩ quan chuyên nghiệp. Sau đó, tiếp tục tổng hợp kết quả báo cáo tập thể Ban thường vụ Đảng uỷ, Ban lãnh đạo công an đơn vị, địa phương cho ý kiến.
Bước 5: Thủ trưởng công an đơn vị, địa phương ra quyết định chuyển ngạch từ sỹ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp cho từng cá nhân cụ thể.
2. Điều kiện chuyển sĩ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp:
Khi thực hiện thủ tục chuyển sĩ quan dự bị sang sĩ quan chuyên nghiệp cần phải xem xét một số điều kiện như sau:
Thứ nhất, điều kiện tuyển chọn đào tạo sỹ quan. Bao gồm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 có quy định về điều kiện tuyển chọn đào tạo sỹ quan. Theo đó, công dân mang quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, điều kiện sức khỏe và tuổi đời, khi có nguyện vọng và có khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể đăng ký để tuyển chọn đào tạo sỹ quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 có quy định về nguồn bổ sung sỹ quan tại ngũ. Theo đó, những cá nhân sau đây sẽ được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ, bao gồm:
-
Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các cơ sở đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
-
Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình chiến đấu;
-
Quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
-
Sĩ quan dự bị;
-
Các cán bộ, công chức ngoài quân đội, cá nhân tốt nghiệp đại học trở lên được điều động phục vụ trong lực lượng quân đội đã trải qua giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, sĩ quan dự bị khi chuyển sang sĩ quan chuyên nghiệp cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung của sĩ quan căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Văn bản hợp nhất Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019. Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
-
Cá nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thái độ trung thành với tổ quốc và với nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cá nhân có tinh thần trách nhiệm, có thái độ cảnh giác cách mạng cao, luôn luôn sẵn sàng hy sinh, chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
-
Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đó đảm nhận;
-
Có phẩm chất đạo đức cách mạng, có tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; luôn luôn gương mẫu chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của nhà nước Việt Nam, phát huy tinh thần dân chủ, giữ vững kỷ luật quân đội, tôn trọng và đoàn kết, gần gũi với nhân dân, với đồng đội, được nhân dân tín nhiệm;
-
Có trình độ chính trị, trình độ khoa học quân sự, khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối của đảng, nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quân đội nhân dân vững mạnh; có kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế, pháp luật và một số lĩnh vực cơ bản khác; có năng lực hoạt động cách mạng, năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ được cấp trên giao phó; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ nhất định.
Thứ hai, đã thực hiện thủ tục đăng ký quản lý sĩ quan dự bị. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định 78/2020/NĐ-CP, có quy định về vấn đề đăng ký và quản lý sĩ quan dự bị như sau:
-
Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày về nơi cư trú hoặc nơi lao động, làm việc theo
giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền, cá nhân cần phải mang giấy giới thiệu và mang thẻ sĩ quan dự bị đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ban chỉ huy quân sự cấp xã, phường hoặc Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã hoặc Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký vào ngạch sỹ quan dự bị. Trường hợp các cơ quan, tổ chức không có Ban chỉ huy quân sự thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tổ chức cho các đối tượng đến Ban chỉ huy quân sự cấp xã, phường nơi cư trú để đăng ký (có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú); -
Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, phường hoặc Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức sẽ tổng hợp danh sách sĩ quan dự bị đã đăng ký để báo cáo lên Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện nơi sĩ quan dự bị cư trú, làm việc, lao động để quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan dự bị có những trách nhiệm và quyền lợi gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Văn bản hợp nhất Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 có quy định về trách nhiệm của sĩ quan dự bị. Bao gồm một số trách nhiệm và quyền lợi sau:
-
Đăng ký, chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương, cơ quan quân sự địa phương nơi sĩ quan dự bị cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
-
Tham gia vào các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Quốc phòng;
-
Hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
-
Và phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Văn bản hợp nhất Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: