Đất rừng đặc dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn nguồn thiên nhiên hoang dã cũng quốc gia và lưu giữ những loài động vật quý hiếm. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng hay không?
- 2 2. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng:
- 3 3. Xử phạt hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng khi chưa đủ điều kiện:
- 4 4. Quy định của pháp luật về trách nhiệm đối với tổ chức quản lý rừng đặc dụng:
1. Có được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng hay không?
Hiện nay việc sử dụng và quản lý rừng đặc dụng đang được khá nhiều người quan tâm. Vậy câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải xem xét xem, quá trình chuyển nhượng đất rừng đặc dụng có thuộc một trong các trường hợp không được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hay không. Căn cứ theo quy định tại Điều 191 của
– Các đối tượng là tổ chức hoặc hộ gia đình, các chủ thể được xác định là cá nhân hoặc cộng đồng dân cư, các cơ sở tôn giáo hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người sử dụng đất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng, tức là chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật;
– Tổ chức kinh tế sẽ không được phép thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa hoặc đất rừng phòng hộ, loại đất rừng đặc dụng của hộ gia đình hoặc cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt;
– Các chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ không được nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa vì như vậy sẽ gây ra thất thoát nguồn tài nguyên và không sử dụng đúng mục đích;
– Các đối tượng là hộ gia đình và cá nhân sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất thổ cư và đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ hoặc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của các chủ thể có thẩm quyền hoặc phân khu phục hồi sinh thái thuộc phạm vi của rừng đặc dụng, nếu như các đối tượng này không trực tiếp sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng đó.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Luật đất đai năm 2013 có ghi nhận thêm: Các đối tượng là hộ gia đình và cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và đặt dưới sự quản lý của chủ thể có thẩm quyền, hoặc các phân khu phục hồi sinh thái thuộc phạm vi của rừng đặc dụng nhưng chưa có đủ điều kiện để chuyển ra khỏi phân khu đó, thì chỉ được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân sống trong phân khu đó.
Như vậy thì có thể thấy theo như phân tích ở trên, các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân vẫn sẽ được phép chuyển nhượng đất rừng đặc dụng cho những người sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng đó. Theo đó thì những đối tượng khác sẽ không được phép tự ý mua bán hoặc chuyển nhượng đất rừng đặc dụng mà không được sự đồng ý
2. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 137 của Luật đất đai năm 2013 có ghi nhận cụ thể về đất rừng đặc dụng. Theo đó thì nhà nước sẽ giao đất rừng đặc dụng cho các tổ chức quản lý rừng đặc dụng để họ thực hiện các hoạt động xoay quanh vấn đề quản lý và bảo vệ theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt, kết hợp với vấn đề bảo vệ sẽ là vấn đề phát triển rừng trên thực tế. Vì vậy khi đặt ra nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng, các chủ thể cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng hiện nay sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các bên có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng sẽ tiến hành thực hiện hoạt động làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng và công chứng hợp đồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bởi hình thức của các giao dịch liên quan đến bất động sản phải đáp ứng yêu cầu có công chứng hoặc chứng thực). Kèm theo đó tết chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai theo quy định của pháp luật,;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng có công chứng;
– Bản gốc của giấy chứng nhận đã cấp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước trong việc đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng;
– Giấy tờ tùy thân của người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng … và một số giấy tờ khác khi có yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức là nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có bất động sản.
Bước 3: Cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn đó sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và xác định vị trí thửa đất, sau đó gửi đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính cho các chủ thể chuyển nhượng. Sau đó hướng dẫn các chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế và cơ quan quản lý đất đai thì Chủ sử dụng đất sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì sẽ đến bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng.
3. Xử phạt hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng khi chưa đủ điều kiện:
Theo như phân tích ở trên, căn cứ theo quy định Điều 192 của Luật đất đai năm 2013 có ghi nhận về việc đất rừng phòng hộ có thể được chuyển nhượng và đây là loại đất đóng vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho nên pháp luật đã đưa ra một số hạn chế nhất định trong hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất xoay quanh loại đất này. Đối với các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân sống xen kẽ trong các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt hoặc phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng cho các chủ thể khác cùng sinh sống trong khu vực đó. Và tương tự, trong trường hợp các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân được nhà nước giao đất trong khu vực rừng đặc dụng thì chỉ được phép chuyển nhượng cho các chủ thể cũng sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng đó. Riêng đối với những chủ thể là hộ gia đình và cá nhân thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng đất do nhà nước giao đất theo các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì sẽ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau thời gian 10 năm, được tính kể từ ngày có quyết định giao đất của chủ thể có thẩm quyền.
Và để phòng ngừa ngăn chặn cũng như xử lý vi phạm các hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung và chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng nói riêng trái quy định của pháp luật, Điều 24 của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ, có ghi nhận cụ thể về mức xử phạt đối với các hành vi này, theo đó thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
– Đang sinh sống xen kẽ trong khắc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt hoặc các phân khu phục hồi sinh thái thuộc phạm vi của rừng đặc dụng, tuy nhiên chưa có điều kiện để chuyển ra khỏi khu vực rừng đặc dụng đó mà thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân sinh sống ngoài phân khu;
– Các chủ thể được nhà nước giao đất trong khu vực rừng đặc dụng mà thực hiện hoạt động chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng đó;
– Các chủ thể là đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất theo chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng lại thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước thời hạn 10 năm được tính kể từ ngày có quyết định giao đất, hoặc thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm được tính kể từ ngày có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do việc gia đình đó đã chuyển khỏi địa bàn xã phường nơi cư trú để đến cư trú tại một nơi khác, hoặc do chuyển sang là một ngành nghề khác hoặc không có khả năng lao động.
4. Quy định của pháp luật về trách nhiệm đối với tổ chức quản lý rừng đặc dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật lâm nghiệp năm 2017 hiện hành có quy định về trách nhiệm đối với các tổ chức thực hiện hoạt động quản lý rừng đặc dụng, theo đó thì các tổ chức này sẽ có trách nhiệm như sau:
– Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với các loại vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên, phải thành lập ban quản lý rừng đặc dụng trong các khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh hoặc các khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung lớn theo quy định của pháp luật hiện nay là từ 3000ha trở lên. Trong trường hợp trên phạm vi và địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên hoặc nhiều khu bảo tồn sinh vật cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3000 ha thì phải thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng chung trên địa bàn đó;
– Có trách nhiệm trong việc tổ chức giao nhận các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và các khu vườn quốc gia;
– Phải thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với các loại rừng phòng hộ đầu nguồn hoặc rừng phòng hộ biên giới có diện tích lớn tập trung từ 5000 ha trở lên hoặc đối với các loại rừng phòng hộ có vai trò trong việc chắn gió hoặc chắn cát bay, chắn sóng và lấn biển có diện tích lớn được xác định từ 3000 ha trở lên;
– Đối với các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp nêu trên thì sẽ giao cho tổ chức kinh tế hoặc giao cho các hộ gia đình và cá nhân, thậm chí là có thể giao cho một cộng đồng dân cư hoặc các đơn vị vũ trang trên địa bàn quản lý sao cho hiệu quả nhất. Và quá trình quản lý rừng đặc dụng cũng như rừng phòng hộ phải được thực hiện theo quy chế quản lý rừng được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;
– Luật Lâm nghiệp năm 2017.