Đất thờ (đất tín ngưỡng) là đất được sử dụng vào mục đích thờ cúng tổ tiên. Vậy thủ tục chuyển đất ở sang đất thờ, hiến đất làm từ đường như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện chuyển đất ở sang đất thờ:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong việc phân định loại đất, không có quy định nào nói về khái niệm đất thờ. Xong xét trong thực tiễn, ta có thể hiểu, đất thờ là đất được sử dụng vào mục đích thờ cúng. Từ khái niệm này, xét theo
Cũng giống chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất cũng cần phải đảm bảo những yêu cầu, điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:
+ Điều kiện 1: Đất không có tranh chấp. Một trong những điều kiện khác mà các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất không có tranh chấp. Khi đất có tranh chấp, người dân sẽ không thể thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai. Đây là cơ sở đảm bảo tính công bằng, khách quan trong vấn đề giải quyết đất đai, hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Điều kiện 2: Muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cần đảm bảo, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Khi tài sản thuộc diện kê biên đảm bảo thi hành án, đồng nghĩa với việc tài sản này đã liên quan đến hoạt động pháp lý khác, chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật có liên quan này. Do đó, khi tài sản là đất đai đang được đưa vào kê biên thi hành án, công dân sử dụng đất sẽ không thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Điều kiện 3: Về thời hạn sử dụng đất. Theo quy định tại điều luật này, khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải đảm bảo quyền sử dụng đất của mình đang trong thời hạn sử dụng đất.
Chỉ khi đảm bảo những điều kiện cụ thể nêu trên, người dân mới có thể tiến hành chuyển mục đích sử dụng từ đất ở sang đất thờ.Quy định mà Nhà nước đưa ra nhằm đảm bảo tính toàn diện, khách quan, cụ thể trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời, việc tuân thủ theo các điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất này của người dân giúp cho quá trình quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền đạt được hiệu quả cao nhất; hạn chế đến mức tối đa những sai phạm, rủi ro không mong muốn xảy ra.
2. Thủ tục chuyển đất ở sang đất thờ:
Khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất ở sang đất thờ, cá nhân, hộ gia đình phải tuân thủ theo các thủ tục cụ thể sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cung cấp các chứng thư chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (do cơ quan Nhà nước cấp).
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng đất hợp pháp, đất không có tranh chấp.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu nêu trên, cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên và môi trường, hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có miếng đất.
– Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý hồ sơ mà người sử dụng đất gửi lên.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả hồ sơ về để cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung. (Khi trả về, cần nêu rõ trong văn bản về lý do hoàn trả hồ sơ về).
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân.
– Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Cá nhân, tổ chức muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở phải thực hiện nghĩa tài chính về việc đóng thuế, phí theo quy định của pháp luật.
– Bước 4: Trả kết quả.
Sau khi người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở cho người sử dụng đất.
Trên đây là quy trình, thủ tục mà người dân cần đảm bảo khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chỉ khi người dân thực hiện đúng theo các quy trình, thủ tục nêu trên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mới diễn ra đúng với trình tự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nó giúp công tác quản lý của Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả cao nhất. Một điểm cần lưu ý rằng, khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất thờ, thì đất đai sẽ từ sở hữu cá nhân sang quyền sở hữu chung của cộng đồng.
3. Thủ tục hiến đất làm từ đường:
Hiến đất làm nhà thờ là việc người dân có mong muốn được tặng cho đất của mình (đất thuộc tài sản riêng) để sử dụng vào mục đích làm từ đường( tài sản công cộng). Khi tiến hành hiến đất làm từ đường, cá nhân, hộ gia đình sẽ phải đảm bảo tuân thủ theo các quy trình, thủ tục cụ thể sau đây:
– Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng (tặng cho) quyền sử dụng đất.
Chủ thể thực hiện tặng cho đất ở để làm từ đường sẽ làm hợp đồng chuyển nhượng (tặng cho quyền sử dụng đất). Trong trường hợp đất đai là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hoặc đất cấp theo diện hộ gia đình, thì phải có chữ ký đồng thuận của các đồng sở hữu.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng này phải được công chứng tại văn phòng công chứng.
– Bước 2: Đăng ký biến động đất đai.
Sau khi tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình hiến đất sẽ ra Sở tài nguyên và môi trường hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận (huyện) nơi có miếng đất để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Tại đây, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ mà cá nhân, hộ gia đình gửi lên. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả lời bằng văn bản, để người dân sửa chữa và hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ thụ lý và giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
– Bước 3: Hoàn tất quá trình.
Sau khi thực hiện các quy trình nêu trên, phần đất được hiến tặng làm nhà thờ sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình đó nữa.
Một điểm cần lưu ý rằng, sau khi hoàn tất cả các thủ tục hiến đất làm từ đường, các thành viên trong họ sẽ ủy
4. Đất thờ tự có thời hạn sử dụng đất là bao lâu?
Đất thờ tự sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác, được tặng cho, thì sẽ chuyển từ đất của cá nhân, hộ gia đình sang đất công cộng. Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, là đất thờ tự có thời hạn sử dụng đất là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai 2013, đất tín ngưỡng là một những loại đất sử dụng ổn định lâu dài.
Do đó, thời hạn sử dụng đất thờ tự là không giới hạn. Tức nếu không vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng đất đai, Nhà nước không đưa ra quyết định thu hồi đất, thì hạn sử dụng đất tín ngưỡng (đất thờ tự) không bị giới hạn.
Thực tế, quy định về thời hạn sử dụng đất đối với đất tín ngưỡng nói riêng và các loại đất khác theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai 2015 là dựa trên sự kiểm tra, khảo sát rõ ràng, cụ thể của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hay nói cách khác, cơ quan Nhà nước sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng, hình thái sử dụng, ý nghĩa sử dụng của đất đai mà đưa ra quy định về thời hạn sử dụng đất. Quy định này giúp người dân yên tâm sử dụng đất ổn định, thực hiện các hoạt động pháp lý khác liên quan đến đất đai. Hơn hết, đây là cơ sở giúp hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai diễn ra một cách toàn diện, chuẩn chỉnh và đạt hiệu quả cao nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.