Phiên tòa phúc thẩm dân sự là gì? Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự?
Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là một thủ tục rất quan trọng để có thể làm sáng tỏ vụ việc, bảo vệ quyền lợi cho đương sự, Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự là bước đầu trong xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Pháp luật dân sự có quy định về thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự rất chi tiết và chặt chẽ, Vậy cụ thể Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự được tiến hành như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự là gì?
Phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự là phiên họp của Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án dân sự đã được Tòa án cấp dưới giải quyết bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị với sự tham gia của những người tham gia tố tụng nhằm xác định tính hợp pháp và có căn cứ của bản án quyết định đó theo những nguyên tắc và thủ tục nhất định. Để tiến hành phiên tòa phúc thẩm thì cần phải tiến hành nhiều bước theo một trình tự nhất định. Trong đó, thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên tòa là bước đầu tiên không thể thiếu trong quá trình tiến hành xét xử phúc thẩm.
Trên thực tế và trên quy định của pháp luật đề ra có thể thấy, thủ tục phúc thẩm được áp dụng đối với các vụ án dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, hành chính. Phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Tòa án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cự của bản án, quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của Tòa sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu là các Tòa án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân cấp huyện, Tòa án quân sự cấp khu vực. Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương là Tòa án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu. Đối với các vụ án hình sự, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
+ Không chấp thuận những kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
+ Sửa bản án sơ thẩm;
+ Huy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
+ Huy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Như vậy có thể thấy thông qua phiên tòa sơ thẩm thì mục đích của phúc thẩm là nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm khi xét xử và ra bản án/quyết định, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự theo quy định của pháp luật. Qua đó còn kiểm tra chất lượng xét xử của Toà án cấp sơ thẩm, đúc rút kinh nghiệm cho cấp xét xử sơ thẩm, uốn nắn những sai lầm trong công tác xét xử và có hướng bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán. Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.
2. Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự
Theo những quy định và hướng dẫn trên thì việc thực hiện các công việc trong bước chuẩn bị khai mạc phiên tòa là nhiệm vụ của thư ký tòa án. Đây là thủ tục bắt buộc đảm bảo cho phiên tòa diễn ra có sự tham dự đầy đủ của những người tham gia tố tụng, kiểm tra lại xem có trường hợp nào phải hoãn phiên tòa không, đồng thời còn nhằm xác lập trật tự của phiên tòa trước khi khai mạc.
Tại Điều 297. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 237, 239, 240, 241 và 242 của Bộ luật này.
Thứ nhất, về thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên tòa Tại Điều 237. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải tiến hành các công việc sau đây:
1. Phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do.
3. Ổn định trật tự trong phòng xử án.
4. Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên thì trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:
+ Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do.
+ Phổ biến nội quy phiên tòa.
– Thư ký Tòa án ghi, ký biên bản phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:
+ Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
+ Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
+ Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
Thứ hai, về thủ tục khai mạc phiên tòa tại Điều 239. Khai mạc phiên tòa Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác.
4. Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.
5. Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
6. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.
7. Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
8. Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
Có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể về các trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do theo đó:
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
+ Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
+ Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
Kết luận: Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự là bước đầu để tiến hành phiên tòa, đòi hỏi phải chuẩn bị kĩ lưỡng và tuân thủ đúng thủ tục trình tự pháp luật đề ra. Thủ tục tố tụng dân sự nói chung và Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự nói riêng có những đặc điểm như được quy định cụ thể trong các quy định của pháp luật tố tụng. Pháp luật quy định cụ thể những hoạt động tố tụng dân sựcơ sở áp dụng, cũng như thời điểm được tiến hành áp dụng và thủ túc phúc thẩm vụ án dân sự được tiến hành sau khi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hợp pháp. Chỉ khi nào có kháng cáo của người có quyền kháng cáo, kháng nghị của viện kiểm sát thì thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự mới phát sinh.
Ngoài ra theo quy định của pháp luật thì có thể thấy chủ thể tiến hành thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp. (cơ sở pháp lý tại điều 270
Như vậy, thủ tục phúc thẩm là một trong các giai đoạn của tố tụng dân sự và bước đầu tiên của thủ tục này đó là Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự. Thủ tục phúc thẩm được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm. Đây cũng là nội dung của nguyên tắc xét xử hai cấp mà hệ thống tòa án của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới áp dụng. Điều này nhằm đảm bảo tính thận trọng cho các phán quyết nhân danh Nhà nước.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Thủ tục chuẩn bị và khai mạc phiên tòa phúc thẩm dân sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.