Hiện nay, nhu cầu vay vốn của các đối tượng ngày càng diễn ra phổ biến, hợp tác xã nếu có đủ điều kiện vay vốn đều được ngân hàng giải quyết. Vậy thủ tục cho vay hợp tác xã Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được áp dụng vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội đã ghi nhận những trường hợp được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội là:
– Đối tượng là hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn để thực hiện hoạt động nâng cao đời sống;
– Đối với trường hợp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề cũng là một trong những đối tượng được cân nhắc áp dụng vay vốn ngân hàng chính sách;
– Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
– Ngoài ra, còn phải kể đến các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
– Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135);
– Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Đồng thời, tại Điều 2
– Các tổ chức thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).
– Trường hợp khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân, có thể kể đến:
+ Các cá nhân đang cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại;
+ Pháp nhân bao gồm:
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có mong muốn được vay vốn;
Còn phải kể đến những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại ý điểm b khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
– Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn;
Hoạt động ủy quyền phải đảm bảo về yếu tố hình thức và nội dung, theo đó ủy quyền cần được lập bằng văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu có sự thay đổi người đại diện thì phải có trách nhiệm thông báo cho bên tham gia quan hệ vay vốn biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ vay vốn không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ vay vốn do mình xác lập, thực hiện.
– Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân quy định tại khoản này bao gồm:
+ Hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn;
+Tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ các đối tượng sau: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
+ Doanh nghiệp tư nhân cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
2. Thủ tục cho vay hợp tác xã Ngân hàng chính sách xã hội:
Trường hợp khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thì bộ hồ sơ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất.
– Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch vụ và các giấy tờ liên quan (nếu có);
– Phiếu thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do NHCSXH lập;
– Hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng hoặc Sổ vay vốn ( người vay cùng NHCSXH lập);
– Giấy phép đầu tư Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ và xin xác nhận thông tin dự án vay vốn:
Người vay vốn lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận, sau đó gửi NHCSXH.
Bước 2. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:
Những người cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc phân công tiếp nhận hồ sơ và trực tiếp thẩm định (tái thẩm định) dự án, phương án. Nếu hợp tác xã có đầy đủ các điều kiện để được vay vốn thì sẽ thực hiện theo bước thứ 3. Còn trường hợp không cho vay, NHCSXH phải tiến hành lập thông báo mẫu 04/TD gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay.
Bước 3. Thủ tục giải ngân:
Các dự án đủ điều kiện cho vay, NHCSXH hướng dẫn người vay điền các thông tin để lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và Hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của phòng Công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.
3. Có thể tiến hành việc ủy thác việc cho vay hợp tác xã Ngân hàng chính sách xã hội:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 10 của Quyết định số 16/2003/QĐ-TTG thì vấn đề Uỷ thác cho vay được thực hiện qua các nội dung:
– Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đến Người vay thông qua các tổ chức nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác là người giải ngân và thu nợ trực tiếp đến Người vay và được hưởng phí ủy thác;
– Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng;
– Bên nhận ủy thác là tổ chức chính trị – xã hội cần có các điều kiện sau:
+ Có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay;
+ Có mạng lưới hoạt động đến vùng nghèo, hộ nghèo;
+ Có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội;
+ Có điều kiện tổ chức kế toán, thống kê, báo cáo theo các quy định cụ thể của Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Thể hiện đầy đủ các nội dung, phạm vi, mức độ, phí ủy thác, quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác được thể hiện trong hợp đồng ủy thác do hai bên thoả thuận;
– Cá nhân giữ vị trí là tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng đơn vị bên nhận ủy thác là đại diện pháp nhân trong việc ký hợp đồng ủy thác. Trường hợp nếu bên nhận ủy thác là pháp nhân ở cấp tỉnh, huyện, xã thì Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phòng giao dịch được Tổng Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng ủy thác;
– Địa điểm thực hiện hoạt động cho vay có thể diễn ra ở những nơi có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đặt trụ sở, và có thể được thực hiện cho vay trực tiếp đến Người vay;
– Quy chế về ủy thác cho vay, Quy chế hoạt động và trả thù lao cho Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị trong phạm vi mức phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Quyết định số 16/2003/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: QĐ phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.