Những thủ tục cần thiết khi chấm dứt chi nhánh độc lập?
Tóm tắt câu hỏi:
Thủ tục chấm dứt chi nhánh đại diện?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 41 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định về chấm dứt hoạt động chi nhánh như sau:
1. Chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;
đ) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của chi nhánh.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh.
4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Sau đây là thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh độc lập:
– Thứ nhất, thực hiên các thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế địa phương để xác nhận không nợ thuế theo quyết toán đã duyệt đến thời điểm giải thể chi nhánh
– Thứ hai, thực hiện thủ tục huỷ con dấu của chi nhánh tại Cơ quan công an địa phương nơi có chi nhánh đăng ký và phải có giấy chứng nhận đã nộp con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với trường hợp chưa khắc dấu).
– Thứ ba, thực hiện thủ tục đăng trên báo trung ương hoặc địa phương trong 03 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh
– Thứ tư, Công ty bạn lập hồ sơ xin chấm dứt hoạt động của chi nhánh . Theo khoản 2 điều 41 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;
đ) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của chi nhánh
Sau khi nhận được văn bản chấp thuận chấm dứt hoạt động của Chi nhánh do Phòng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đăng ký hoạt động cấp, Công ty làm thông báo tới Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký trụ sở chính về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.