Thủ tục cắt và nhập hộ khẩu thường trú. Điều kiện đăng ký thường trú.
Thủ tục cắt và nhập hộ khẩu thường trú. Điều kiện đăng ký thường trú.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đi học chuyển khẩu khỏi địa phương 1984, ra trường phân công vùng rừng núi Lào Cai năm 1987. Năm 1990 công việc thất thường không có việc ổn định tôi chán bỏ việc về lại địa phương làm ăn tự do đến nay. Cơ quan cũ giải thể để lấy nhân khẩu tập thể và
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, vì cơ quan cũ của bạn đã giải thể và thu nhân khẩu và giấy giới thiệu cắt chuyển khẩu, nếu bạn đã đăng ký thường trú tại tỉnh Lào Cai, nay bạn chuyển khẩu về quê thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2006 thì bạn phải thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu:
"2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh."
– Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
+ Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2006;
+ Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
– Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi xin cấp giấy chuyển hộ khẩu xong, bạn thực hiện thủ tục đang ký thường trú tại Điều 21 Luật cư trú 2006 như sau:
– Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
+ Giấy chuyển hộ khẩu;
+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh.
– Nơi thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.