Thủ tục xét thường trú cho người nước ngoài có gia đình là người Việt Nam? Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam? Điều kiện bảo lãnh thường trú cho người nước ngoài? Thủ tục cấp lại thẻ thường trú cho người nước ngoài tai Việt Nam?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, thủ tục và hồ sơ của thẻ thường trú cho người nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật hành chính khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Thẻ thường trú là loại giấy do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp cho người nước ngoài. Người nước ngoài sau khi được cấp thẻ thường trú sẽ được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Như vậy, người nước ngoài muốn tạm trú dài hạn ở Việt Nam cần phải làm thủ tục xin cấp thẻ thường trú.
Tư vấn trình tư, thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam: 1900.6568
Căn cứ Luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài 2014, Thông tư số 04 /2015/TT-BCA quy định về Điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài
Người nước ngoài cần phải đáp ứng điều kiện được xét thường trú tại Việt Nam:
– Người nước ngoài phải được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự là người có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam; được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; không mang quốc tịch Việt Nam nhưng đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
– Cái đối tượng trên được xét phải có chỗ ở hợp pháp. Để chứng minh mình có chỗ ở hợp pháp thì bạn có thể xuất trình các giấy tờ liên quan đến cư trú Việt Nam như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy thuê nhà.
– Người nước ngoài phải có thu nhập ổn định để có thể bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam như: Hợp đồng lao động, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng hoặc hợp đồng lao động…
– Đối người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam và đang thường trú tại Việt Nam đứng ra bảo lãnh ngoài điều kiện trên phải là người đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên. Trong thời gian 4 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam người nước ngoài phải tạm trú liên tục 3 năm trở lên căn cứ vào được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu.
– Đối với người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia ngoài việc đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
Hồ sơ đăng ký thường trú cho người nước ngoài như sau:
– Đơn xin thường trú theo mẫu NA12 ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BCA.
– Phiếu Lý lịch tư pháp do cơ quan mà người nước ngoài đang là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực
– Huân chương hoặc Bản sao các giấy tờ: danh hiệu vinh dự là người có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
– Giấy bảo lãnh có xác nhận của Đại sứ quán.
– Giấy chứng nhận cư trú tạm thời;
– Sổ đăng ký tạm trú;
– Đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú.
Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài như sau:
Bước 1: Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
Người nước ngoài xin thường trú theo theo diện được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự là người có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Người xin thường trú theo diện được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; không mang quốc tịch Việt Nam nhưng đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú.
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, giao biên nhận cho người nước ngoài xin thường trú.
– Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Cơ quan phải tiến hành xem xét, quyết định cho thường trú nếu đã đáp ứng đủ điều kiện;
– Trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung hồ sơ thì Cơ quan có thẩm quyền có quyền kéo dài thời gian nhưng không quá 02 tháng.
Bước 3: Trong thời hạn 03 tháng từ thời điểm Cơ quan gửi thông báo giải quyết cho thường trú thì người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nơi nộp hồ sơ để nhận thẻ thường trú.
Lưu ý :
– Người nước ngoài sau khi được cấp thẻ thường trú thì trong quá trình thường trú ở tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
– Lao động phải phù hợp với mục đích hồ sơ nhập cảnh;
– Khi đi lại giữa hai quốc gia phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và có nghĩa vụ xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
– Nếu chuyển thường trú ở quốc gia khác phải nộp lại thẻ thường trú cho cơ quan Việt Nam tại cửa khẩu.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xét thường trú cho người nước ngoài có gia đình là người Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi lấy chồng nước ngoài, chúng tôi có hai cháu một cháu đang học lớp 1 và 1 cháu đang học lớp 4. Ngày trước vì lý do gia đình và công việc nên chồng tôi ở bên nước ngoài công tác còn mẹ con tôi vẫn ở Việt nam, chồng tôi vẫn có thị thực có thời hạn là 5 năm do chồng tôi là chủ đầu tư một dự án bên Việt Nam . Hiện nay chồng tôi muốn về ở với vợ con vậy có phải đăng ký gì không, thủ tục như thế nào ? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Các trường hợp được xét cho thường trú bao gồm
« Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.”
Như vậy, chồng bạn thuộc trường hợp được xét thường trú và phải tiến hành đăng ký thường trú khi muốn sang Việt Nam thường trú. Kèm theo đó phải có thời gian tạm trú tại Việt Nam liên tục 3 năm trở lên. Vậy bạn phải đảm bảo thời hạn tạm trú liên tục của chồng bạn tại Việt nam là 3 năm. Nếu đủ điều kiện trên chồng bạn tiến hành làm thủ tục sau:
“Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú
1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.”
Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan chồng bạn có thể đăng ký xét thường trú đồng thời lưu ý việc cấp đổi thẻ thường trú là 10 năm thực hiện một lần.
2. Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Quý Luật sư, tôi tên Hiếu, hiện tôi đã kết hôn và có con với chồng là người Nigeria. Chồng tôi có thành lập công ty tại Việt Nam và gia đình tôi đã có nhà riêng tại Bình Dương. Nay tôi muốn xin thẻ thường trú cho chồng tôi để thuận tiện cho anh ấy lưu trú tại Việt Nam. Rất mong Quý Luật sư tư vấn cho tôi các thủ tục cần thiết để xin Thẻ thường trú cũng như chi phí dịch vụ của Quý công ty để chúng tôi tham khảo. Rất mong sớm nhận được phản hồi từ phía Quý Luật sư, Chân thành Cảm ơn, Ngọc Hiếu.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 41 Luật xuất nhập cảnh 2014: Thủ tục cấp thẻ tạm trú
* Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
– Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản sao có chứng thực).
– 04 ảnh cỡ chụp 3×4.
* Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
* Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
* Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
* Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
3. Điều kiện bảo lãnh thường trú cho người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi 55 tuổi có quan hệ tình cảm với một người nước ngoài 73 tuổi , chúng tôi đủ điều kiện kết hôn nhưng vì tuổi tác nên không muốn đi đăng ký kết hôn mà chỉ muốn chung sống với nhau trong lúc tuổi già, chúng tôi đã sống với nhau tại Việt Nam 4 năm, Anh ấy cũng đã bảo lãnh cho tôi đến nước Anh để thăm gia đình của Anh ấy, nói chung cuộc sống chung của chúng tôi rất vui vẻ, hạnh phúc và tin tưởng nhau, nguyện vọng của Anh ấy là muốn sống lâu dài tại Việt Nam với tôi, điều làm tôi băn khoăn nhất hiện nay là tôi không thể bảo lãnh cho Anh ấy theo diện Vợ – Chồng để Anh ấy có Visa dài hạn như những cặp vợ chồng có hôn thú khác. Vậy xin hỏi luật sư chúng tôi có thể làm gì để được xác định là bạn đời không hôn thú và nơi nào có thể giúp chúng tôi chứng minh được sự thật.
Mong Luật Sư tư vấn giúp, xin trân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Quan hệ của chị và người sống chung với chị được xác định là quan hệ chung sống như vợ chồng. Khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “ chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng”.
Khoản 1 Điều 14 quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Khoản 3 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về trường hợp được xét cho thường trú quy định:
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Như vậy, xét khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì do chị và người sống chung không đăng kí kết hôn theo quy định tại Điều 9
Việc chung sống như vợ chồng không được chứng nhận ở nơi nào mà thường được chứng minh qua việc trong quá trình chung sống có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung…
Tuy nhiên việc xác nhận là sống chung như vợ chồng không làm ảnh hưởng tới việc chị có được bảo lãnh cho người chung sống với nhau hay không. Để chị có thể bảo lãnh cho “Chồng” chị thì chị phải đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật, từ đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng, trong đó có quyền bảo lãnh.
4. Thủ tục cấp lại thẻ thường trú cho người nước ngoài tai Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi là người Hàn Quốc, vợ tôi là người Việt Nam. Chúng tôi hiện đang cùng thường trú huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Việt Nam, tôi đã được cấp thẻ thường trú từ năm 2008. Vừa qua, do sơ ý, tôi làm mất thẻ thường trú của mình. Tôi phải làm thế nào? Mong Luật sư tư vấn. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định như sau:
“Điều 43. Cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú
1. Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú;
b) Thẻ thường trú;
c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.
2. Trường hợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú;
b) Thẻ thường trú, trường hợp thẻ thường trú bị mất phải có đơn báo mất;
c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch;
d) Giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi ghi trong thẻ thường trú.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp lại thẻ.”
Chiếu quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 nêu trên vào trường hợp của bạn, thẻ thường trú của bạn bị mất thì bạn phải đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp lại thẻ thường trú của mình.
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại thẻ thường trú là cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài đang thường trú. Cụ thể trường hợp của bạn phải đến Công an tỉnh Yên Bái để làm thủ tục cấp lại thẻ thường trú.
Luật sư
Thủ tục xin cấp lại thẻ thường trú thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị hồ sơ để nộp cơ cơ quan công an gồm: Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú; đơn báo mất thẻ thường trú và bản sao hộ chiếu có chứng thực.Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ nêu trên, cơ quan Công an tỉnh nơi bạn thường trú sẽ cấp lại thẻ cho bạn