Lý lịch tư pháp là loại giấy tờ cần thiết trong thủ tục hành chính ở Việt Nam khi làm hồ sơ xin việc, hồ sơ du học, nhập quốc tịch hay xin giấy phép lao động cho người nước ngoài…Để xin được phiếu lý lịch tư pháp, người có yêu cầu phải làm hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Vậy thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp mất thời gian bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp mất thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 48 Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH 2020 Luật lý lịch tư pháp quy định về thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
– Thời hạn để cấp Phiếu lý lịch tư pháp là không quá 10 ngày tính từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
– Nếu như người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp cần phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định thì thời hạn sẽ là không quá 15 ngày.
– Thời hạn cấp Phiếu lý lịch không quá 24 giờ áp dụng đối với trường hợp khẩn cấp sau đây:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.
Nếu như không thể xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay:
Căn cứ Điều 44 Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH 2020 Luật lý lịch tư pháp quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
– Thẩm quyền cấp của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia:
+ Cấp cho công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
+ Cấp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
– Thẩm quyền cấp của Sở tư pháp:
+ Cấp cho công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước.
+ Cấp cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.
+ Cấp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Lưu ý:
– Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi cần thiết.
3. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên sẽ nộp đến cơ quan có thẩm quyền:
– Nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú đối với công dân Việt Nam.
Nếu như công dân không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú.
Nếu cư trú tại nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
– Nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Nếu như đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
4. Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)
Kính gửi: ……….
1. Tên tôi là (i):…….
2. Tên gọi khác (nếu có):……3. Giới tính :…….
4. Ngày, tháng, năm sinh: …………/ ………/ …
5. Nơi sinh (ii0……..
6. Quốc tịch:…….7. Dân tộc:……
8. Nơi thường trú 3:………
9. Nơi tạm trú4:……….
10. Giấy CMND/Hộ chiếu :……5Số:…….
Cấp ngày…….tháng………năm……Tại:……..
11. Họ tên cha:….Ngày/tháng/năm sinh ……
12. Họ tên mẹ:…… .Ngày/tháng/năm sinh ……
13.Họ tên vợ/chồng…… Ngày/tháng/năm sinh ……
11. Số điện thoại/e-mail:……..
QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN THÂN
(Tính từ khi đủ 14 tuổi)
Từ tháng, năm đến tháng, năm | Nơi thường trú/ Tạm trú | Nghề nghiệp, nơi làm việc6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):………
Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp7: Số 1 Số 2
Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản (trong trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1): Có Không
Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:………
Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:……Phiếu.
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
……….., ngày ……… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
¹ Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
² Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
3, 4 Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
5 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
6 Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
7 Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Những trường hợp bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp:
Theo quy định tại Điều 7 Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH 2020 Luật lý lịch tư pháp thì đối tượng sau có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Căn cứ Điều 49 Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH 2020 Luật lý lịch tư pháp quy định các trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
– Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền.
– Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đáp ứng đủ điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam.
+ Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Việc ủy quyền để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp phải lập thành văn bản theo quy định. Lưu ý trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
– Hồ sơ, giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH Luật lý lịch tư pháp.
THAM KHẢO THÊM: