Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để được đưa vào hoạt động trên thực tế phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm .Vậy, Thủ tục cấp phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng cần thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng:
1.1. Hồ sơ cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng:
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng đối với ngành nghề dịch vụ thì cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng trở nên được đầu tư và chú trọng phát triển. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là thuật ngữ được sử dụng để nói chung về cơ sở chế biến thức ăn bao gồm các cửa hàng, quầy hàng, kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến, bếp ăn sẵn, căng tin và bếp ăn tập thể.
Vì vậy, tại Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật an toàn thực phẩm thì nhà hàng là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được đưa vào hoạt động trên thực tế thì các cơ sở này phải tiến hành xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sự an toàn đối với người tiêu dùng cũng như hỗ trợ được việc quản lý các cơ sở cửa hàng tiến hành kinh doanh trong khu vực.
Khi thực hiện kinh doanh dịch vụ ăn uống phải chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật an toàn thực phẩm thì bộ hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:
– Cần chuẩn bị một đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Cá nhân, tổ chức chuẩn bị bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
– Ngoài ra, để chứng minh được cơ sở của mình có đầy đủ điều kiện để được các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần có thêm bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, có thể kể đến:
+ Bán vẽ sơ đồ thể hiện thiết kế mặt bằng của cơ sở và các khu vực xung quanh;
+ Trong quá trình sản xuất thực phẩm hoặc bảo quản phân phối sản phẩm thì cần có sơ đồ thể hiện rõ quy trình này ngoài ra cần có bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ cơ sở;
+ Liên quan đến cá nhân là chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền đủ sức khỏe để làm việc. Giấy xác nhận này do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp mới có giá trị; Ngoài ra, phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột như tả, lỵ, trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ y tế;
Với những nhà hàng có nguồn nhân lực dưới 30 người làm việc thì nộp bản sao giấy xác nhận đủ sức khoẻ;
Đối với những nhà hàng sử dụng nguồn nhân lực từ 30 người trở lên thì thực hiện nộp danh sách kết quả khám sức khỏe xét nghiệm phân của các chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm; Đồng thời, các vấn đề liên quan đến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng được chú trọng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành nên để hoàn tất được thủ tục này cá nhân cần chuẩn bị giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về các lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm;
Trong trường hợp các cơ sở sử dụng 30 người trở lên thì phải nộp danh sách đã được tập huấn có xác nhận của cơ sở về kiến thức lĩnh vực này.
1.2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
Bước 1: Tiến hành chuẩn bị vào nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị các giấy tờ nêu tại mục 1 bài viết này nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
– Giai đoạn đầu tiên: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm duyệt hồ sơ:
Khi tiếp nhận hồ sơ thì trong thời hạn 5 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành thẩm định xem xét tính hợp lệ hồ sơ đó. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì phải
Hồ sơ không hợp lệ sau khi đã được chuyển đến cơ sở có đơn đề nghị thì trong vòng 60 ngày mà bên cơ sở không có sự phản hồi, bổ sung, hoàn thiện thì mặc nhiên yêu cầu cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị hủy bỏ;
– Giai đoạn hai: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định cơ sở:
Tại thời điểm này sau khi thẩm xét hồ sơ có hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Việc thẩm định cơ sở phải đến trực tiếp nơi cơ sở đó sản xuất kinh doanh.
Cơ quan nếu kiểm tra thực tế phải thành lập Đoàn thẩm định cơ sở và cần đưa ra rõ nội dung của việc thẩm định cơ sở để xem xét đối chiếu thông tin cũng như thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với hồ sơ gốc được lưu tại cơ sở.
Như vậy, quá trình kiểm tra này diễn ra trong vòng 15 ngày nếu xét thấy trường hợp đủ điều kiện thì phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và trình bày rõ lý do;
Bước 3: Nhận kết quả phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng:
– Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm duyệt hồ sơ và thẩm định cơ sở trên thực tế nếu nhận thấy đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định thì sẽ cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng;
– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm học phải chờ hoàn thiện lại cơ sở thì phải ghi rõ nội dung cũng như thời gian hoàn thiện. (Lưu ý rằng: thời gian được gia hạn thêm để hoàn thiện chỉ trong vòng 60).
– Quá trình tiến hành thẩm định lại cơ sở được diễn ra sau khi có văn bản xác nhận việc hoàn thành toàn bộ những yêu cầu về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của Đoàn thẩm định cơ sở lần trước;
Trường hợp đã thẩm định lần thứ hai nhưng cơ sở này vẫn không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý địa phương với mục đích giám sát và yêu cầu cơ sở này không được phép hoạt động cho đến khi nhận được giấy phép.
2. Cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm dành cho nhà hàng thì thuộc sự quản lý của Bộ y tế. Chính vì vậy, thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận này là do Bộ y tế cấp hoặc phân cấp ủy quyền cấp, cụ thể:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở được nêu dưới đây:
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc sự quản lý của Sở Kế hoạch đầu tư và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống mà cơ sở kinh doanh này được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền quận huyện thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà quy mô kinh doanh của cơ sở này từ 200 suất ăn/ lần phục vụ trở lên.
3. Lệ phí giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng:
Cơ sở kinh doanh ăn uống khi có đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm phải thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản phí lệ phí theo quy định. Biểu mức thu phí lệ phí đối với trường hợp này đã được ban hành kèm theo Thông tư 279/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 75/2020/TT-BTC như sau:
– Mức phí liên quan đến công tác an toàn thực phẩm từ ngày từ ngày 12 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì mức nộp phí bằng 90% mức thu phí quy định tại Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 279/2016/TT-BTC;
– Còn đối với thời điểm từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi thì mức nộp phí được áp dụng theo quy định tại Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 279/2016/TT-BTC. Theo đó, tùy thuộc vào mốc thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng thì sẽ áp dụng mức theo hướng dẫn của quy định trên. Thông tin dưới đây sẽ cập nhật mức lệ phí chưa áp dụng thời gian cụ thể, bạn đọc tham khảo và áp dụng theo mốc thời gian mong muốn cấp giấy chứng nhận này:
+ Đối với việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lần đầu thì lệ phí sẽ là 150.000 đồng; Trường hợp có yêu cầu cấp lại hoặc gia hạn 1 lần cấp thì mức phí vẫn sẽ giữ nguyên là 150.000 đồng;
+ Ngoài ra, khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì còn phải chi trả phí thẩm xét hồ sơ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện. Mỗi lần thẩm xét hồ sơ thì mức phí sẽ làm 500.000 đồng/1 lần/cơ sở;
+ Tùy thuộc vào cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và các suất ăn được đưa ra ngoài thị trường thì phí thẩm định cơ sở sẽ có những mức khác nhau:
Những cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn mà dưới 200 suất ăn; hoặc cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được đặt ở vị trí cố định thì mức phí thẩm định cơ sở là 500.000 đồng;
Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống có cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn trở lên đến 500 suất ăn thì mức phí thẩm định sẽ tăng lên 100.000 đó là 600.000 đồng;
Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên thì mức phí áp dụng đó là 700.000đ;
Đồng thời, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố một lần trên cơ sở thì mức phí thẩm định áp dụng là 500.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật an toàn thực phẩm;
– Thông tư 75/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 279/2016/TT-BTC phí an toàn vệ sinh thực phẩm.