Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ? Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ?
công cụ hỗ trợ là những phương tiện được dùng trong các hoạt động thi hành công vụ để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi muốn ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình huống khẩn cấp. Hiện nay việc xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ ra các nước trên thế giới và nhập khẩu những loại công cụ hỗ trợ hiện đại về nước ta cũng được thực hiện kĩ càng và tuân thủ quy định đảm bảo về hàng hóa hơn. Việc xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ phải đảm bảo thực hiện đúng quy định về Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ. Cụ thể hãy theo dõi thông tin ngay dưới đây.
Cơ sở pháp lý: Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ
Căn cứ theo quy định tại điều 52. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định cụ thể như sau:
2.1. Điều kiện để tiến hành nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ
+ Được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ;
+ Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
+ Việc nghiên cứu, chế tạo công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp sản xuất công cụ hỗ trợ thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
+ Chủng loại sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm công cụ hỗ trợ phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;
+ Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ.
Như trên đây chúng ta có thể thây pháp luật đã quy định về nghiên cứu sản xuất công cụ hỗ trợ, theo đó nếu muốn tiến hành việc nghiên cưu sản xuất phải đảm bảo những điều kiện này vì dây là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật nên cần được nghiên cứu chế tạo để sử dụng một cách an toàn nhất tránh nhũng thiệt hại không đáng có cho người sử dụng. cụ thể là
Việc nghiên cứu sản xuất công cụ hỗ trợ vì tính chất của những loại phương tiện này nên pháp luật quy định cần tuân thủ quy định dựa trên thểm quyền Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc chỉ đạo nghiên cứu theo đúng quy định, Theo đó những điều kiện quan trọng như an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường cũng là yếu tố vô cùng quan trọng bởi vì nếu chế tạo ra số lượng lớn công cụ hỗ trợ mà không tuân thủ đúng quy định dễ dẫn tới cháy nổ và ô nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Ngoài ra còn các điều kiện khác hỗ trợ trong quá trình chế tạo, sản xuất ra công cụ hỗ trợ phải được đảm bảo. Sản phầm công cụ hỗ trợ được sản xuất ra phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng để khi sử dụng có thể phân biệt được công cụ, công dụng và hạn dùng của công cụ đó khi đưa vào sử dụng.
1.2. Việc kinh doanh công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
+ Tổ chức kinh doanh công cụ hỗ trợ phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
+ Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy;
+ Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về quản lý công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy;
+ Chỉ được kinh doanh công cụ hỗ trợ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và theo Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.
Như vậy đối với việc kinh doanh công cụ hỗ trợ pháp luật cũng có những quy định đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật. Công cụ hỗ trợ do mang tính chất nguy hiểm, những chủ thể trên phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi sát sao quá trình sử dụng, bảo quản các công cụ hỗ trợ.
Kinh doanh công cụ hỗ trợ là một ngành kinh doanh đặc biệt. Công cụ hỗ trợ là một phương tiện đặc biệt có khả năng sát thương cao, có tác dụng uy hiếp tinh thần, vừa có tác dụng hỗ trợ bảo vệ ANTT, vừa có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến ANTT nếu công cụ hỗ trợ được sử dụng bừa bãi với mục đích gây rối. Với đặc tính này, so với các loại hàng hoá thông thường, công cụ hỗ trợ trở thành hàng hoá đặc biệt và việc kinh doanh công cụ hỗ trợ cần được xếp vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có thêm cơ chế quản lí và kiểm soát.
1.3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
+ Tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ thì được xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ;
+ Công cụ hỗ trợ xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng công cụ hỗ trợ.
Nếu nói về xuất khẩu nhập khẩu, quy định phải được cấp các loại giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của các Bộ, ngành liên quan trước khi lưu thông sản phẩm, hàng hoá và đối với hàng hóa đặc biệt này, các hàng hóa, sản phẩm này là những hàng hóa, sản phẩm đặc thù mà các Bộ ngành yêu cầu phải thực hiện những hồ sơ để được cấp phép lưu thông tại Việt Nam, đối với xuất khẩu nhập khẩu phải đảm bảo hai điều kiện về doanh nghiệp kinh doanh dụng cụ hỗ trợ và Công cụ hỗ trợ phải đảm bảo yếu tố về hàng hóa theo quy định để tránh hàng giả hàng nhái…
2. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ
Căn cứ theo quy định tại điều 54. Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, doanh nghiệp;
+ Bản sao Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ;
+
+ Hồ sơ quy định được lập thành 01 bộ và nộp tại
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ;
+ Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.
Lưu ý: Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện: Tổ chức
Cơ quan thực hiện: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ.
Lệ phí: Không có.
Cơ sở pháp lý:
+ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017).
+ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
Như vậy qua thủ tục mà chúng tôi nêu trên, dựa trên quy định của pháp luật thì muốn thực hiện cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ cho những đối tượng được quy định tại điều 55 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định cần cung cấp và thực hiện đầy đủ hồ sơ theo quy định, đối với trình tự thực hiện sẽ do Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trên đây là thông tin pháp lý chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.