Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Biểu mẫu Luật

Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (VC6) và hướng dẫn chi tiết nhất

  • 26/08/202226/08/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    26/08/2022
    Biểu mẫu Luật
    0

    Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (VC6) là gì, mục đích của mẫu giấy phép? Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (VC6)? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ? Những quy định liên quan đến sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ?

      Vũ khí, công cụ hỗ trợ là những công cụ đặc biệt về cả đặc tính lẫn công năng sử dụng, phạm vi sử dụng và thẩm quyền quản lý. Đặc biệt hơn cả về vấn đề sửa chữa vũ khí và công cụ hỗ trợ cũng cần đến các tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vậy giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

      Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (VC6) là gì, mục đích của mẫu giấy phép?
      • 2 2. Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (VC6):
      • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
      • 4 4. Những quy định liên quan đến sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
        • 4.1 4.1. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
        • 4.2 4.2. Quy định về sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:

      1. Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (VC6) là gì, mục đích của mẫu giấy phép?

      Theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì vũ khí được hiểu là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

      Vũ khí theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

      Các vũ khí và công cụ hỗ trợ được dùng để thi hành công vụ bao gồm: Súng cầm tay, Vũ khí hạng nhẹ, Vũ khí hạng nặng, Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí. Các loại công cụ tự chế khác không được coi là vũ khí dùng để thi hành công vụ. Việc sử dụng trái phép các vũ khí, công cụ hỗ trợ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

      Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ lập ra, cấp cho tổ chức, doanh  nghiệp đủ điều kiện sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ với các nội dung chính bao gồm thông tin của tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ và thông tin các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà tổ chức này có thể sửa chữa.

      Mục đích của mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ: khi tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép này nhằm mục đích cho phép tổ chức, cá nhân này thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ.

      2. Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (VC6):

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      —————-

      Xem thêm: Sử dụng gậy Baton để tự vệ có vi phạm pháp luật không?

      (1)……………..

      (2)……………..

      Số:…………./GP

      GIẤY PHÉP SỬA CHỮA VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

      (Có giá trị hết ngày………tháng……….năm………)

      Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành;

      Theo đề nghị của

      (2) ……

      Xem thêm: Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ

      Cho phép tổ chức:

      Địa chỉ:

      Người đại diện:……….Chức vụ:

      Số CMND:…………nơi cấp…………………..ngày cấp

      Được phép sửa chữa:              cụ thể:

      TT LOẠI VK, CCHT NHÃN HIỆU SỐ HIỆU, KÝ HIỆU BỘ PHẬN CẦN THAY HOẶC SỬA CHỮA GHI CHÚ

      Tại cơ sở, doanh nghiệp:

      Địa chỉ:

      ….……..ngày…….tháng…….năm……

      Xem thêm: Mang loại vũ khí nào theo người để tự vệ phòng thân là hợp pháp?

      ……..(3)……

      3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:

      Người soạn thảo Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.

      Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:

      Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên cơ sở chủ quản và cơ sở tiến hành cấp phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ.

      Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.

      Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;

      Chính giữa văn bản là Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ;

      Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ cấp giấy phép, nội dung cấp giấy phép.

      Xem thêm: Xử phạt hành vi tàng trữ vũ khí thô sơ không có giấy phép

      4. Những quy định liên quan đến sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:

      4.1. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:

      Theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì thủ tục cấp giấy phép đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:

      – Thành phần hồ sơ bao gồm:

      + Văn bản đề nghị nêu rõ chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng loại vũ khí đề nghị sửa chữa;

      + Văn bản ghi rõ số lượng, bộ phận cần tiến hành sửa chữa;

      + Văn bản nêu rõ cơ sở tiến hành sửa chữa; địa chỉ, thời gian sửa chữa;

      + Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;

      – Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:

      Bước 1: các tổ chức, doanh nghiệp muốn thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể ở đây là nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

      Xem thêm: Mẫu hợp đồng và phụ lục hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

      Bước 2: cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí

      Thời hạn để cơ quan công an cấp giấy phép là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu cơ quan công an không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

      4.2. Quy định về sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:

      Theo Điều 7 Nghị định 79/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì điều kiện nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quy định như sau:

      – Trách nhiệm giao kế hoạch hoặc nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí:  Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện việc này.

      – Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cũng như nghị định 79/2018/NĐ-CP  thì bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

      + Tổ chức, doanh nghiệp cần có nội quy ra, vào, thiết lập các phương án bảo đảm an ninh, trật tự; kiểm soát phương tiện, đồ vật, hàng hóa được vận chuyển ra, vào tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm bảo vệ vũ khí, công cụ hỗ trợ.

      + Tổ chức, doanh nghiệp cần có nội quy, trang bị đầy đủ phương tiện, tổ chức lực lượng, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phương án chữa cháy cơ sở nhằm đảm bảo nơi quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đảm bảo an tòa cháy nổ, đảm bảo cả về tài sản lẫn tính mạng, thường xuyên tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố cháy, nổ và các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định;

      + Tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý nguyên liệu, phế thải và xử lý ô nhiễm môi trường tại chỗ trong quá trình quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ. Đồng thời phải đảm bảo không để rò rỉ, phát tán độc hại ra môi trường cũng như bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

      Xem thêm: Chế tạo súng bắn hơi cồn có vi phạm pháp luật hay không?

      Ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ còn cần phải đảm bảo địa điểm chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, trường hợp vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định, đồng thời phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm.

      Như vậy, tổ chức, doanh nghiệp muốn thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác đạt chuẩn để được phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp này khi họ có đủ điều kiện để sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ và đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ.

      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ , các điều kiện về sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, điều kiện cấp phép phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, các nội dung liên quan cũng như cách soạn thảo mẫu văn bản này.

        Xem thêm: Quy định về sử dụng súng săn? Tội tàng trữ công cụ hỗ trợ?

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Công cụ hỗ trợ

        Sửa chữa

        Vũ khí


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng? Trường hợp được nổ súng?

        Vũ khí quân dụng là gì? Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng? Trường hợp được nổ súng? Hồ sơ cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng?

        Thủ tục cấp giấy phép mua vũ khí, cấp phép sửa chữa vũ khí

        Vũ khí là gì? Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí? Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí? Các trường hợp bị thu hồi vũ khí, giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí?

        Người được sử dụng súng? Doanh nghiệp được dùng súng không?

        Người được sử dụng súng? Doanh nghiệp được dùng súng không?

        Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ và sử dụng vũ khí thô sơ

        Quy định về việc sử dụng vũ khí thô sơ? Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ?

        Đối tượng được trang bị và thủ tục trang bị vũ khí thể thao

        Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao?  Quy định về sử dụng vũ khí thể thao? Thủ tục trang bị vũ khí thể thao?

        Đối tượng, thủ tục mua trang bị công cụ hỗ trợ mới nhất 2023

        Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ? Thủ tục mua, trang bị công cụ hỗ trợ? Cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ?

        Đăng ký công cụ hỗ trợ và cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ

        Tại sao cần phải tiến hành đăng ký công cụ hỗ trợ và cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ? Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ?

        Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ

        Đảm bảo việc vận chuyển công cụ hỗ trợ? Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ?

        Quy định về thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ

        Công cụ hỗ trợ là gì? Quy định về thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ?

        Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ

        Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ?  Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ