Để thực hiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thì cá nhân, tổ chức phải đảm bảo điều kiện nhất định. Vậy thủ tục cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện để được hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
- 2 2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
- 3 3. Cơ quan nào cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
1. Điều kiện để được hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
Dự báo khí tượng thủy văn là việc cá nhân đưa ra các thông tin dữ liệu thể hiện rõ trạng thái quá trình diễn biến hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai. Trình dự báo này sẽ diễn ra trong một khu vực hoặc vị trí với khoảng thời gian nhất định. Đã có thể tiến hành dự báo khí tượng thủy văn thì cách tổ chức, cá nhân phải đảm bảo những điều kiện, kiến thức chuyên môn kinh nghiệm nhất định. Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 38/2016/NĐ/CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2020/NĐ-CP về điều kiện hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
– Điều kiện hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Khi các tổ chức tham gia vào hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn phải được thành lập và có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Ngoài ra, các yếu tố về vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu cũng phải đáp ứng nhu cầu dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn. Cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu có thể được kể đến như các trang thiết bị được chuẩn bị, hệ thống tính toán thu nhận xử lý thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn; những dữ liệu dùng để phục vụ dự báo cảnh báo; khi tiến hành dự báo cảnh báo về hiện tượng thiên nhiên thì cần có quy trình kỹ thuật để các sản phẩm dự báo có đủ độ tinh cậy; ngoài ra phải đảm bảo quy trình quản lý đánh giá chất lượng dự báo cảnh báo;
+ Xét đến vấn đề đội ngũ nhân lực thì cần có tối thiểu một người tốt nghiệp đại học trở lên có trình độ chuyên môn về khí tượng thủy văn, là người này phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn.
– Các cá nhân khi thực hiện hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn có những điều kiện cơ bản dưới:
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Nghị định 48/2020/NĐ-CP;
+ Cá nhân này phải tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo theo chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn;
– Đối với điều kiện hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:
+ Phải đảm bảo các điều kiện tương ứng được ghi nhận tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định 38/2016/NĐ/CP sửa đổi bởi Nghị định 48/2020/NĐ-CP;
+ Ngoài ra, cá nhân có thể được phép hoạt động cư trú sinh sống hợp pháp tại Việt Nam;
+ Trong quá trình thực hiện hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn phải đảm bảo có nguồn nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp để hỗ trợ cho quá trình truyền tải thông tin tại Việt Nam.
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
2.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho cá nhân gồm những giấy tờ gì?
Cá nhân, tổ chức để được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Theo tiết c tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BTNMT 2023 thì cá nhân tổ chức chuẩn bị giấy tờ sau:
2.1.1. Đối với hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo đối với tổ chức:
– Cần có một mẫu đơn thể hiện rõ nội dung cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Mẫu đơn này được dựa theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo
– Quyết định thành lập tổ chức cũng là một trong những giấy tờ quan trọng (không áp dụng đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh). Với laoij giấy tờ này chỉ cần 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc 01 bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính;
– Các thông tin xoay quanh đội ngũ nhân viên như Văn bằng, chứng chỉ và
– Chuẩn bị bản khai các thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật; những thông tin, dữ liệu liên quan đến phục vụ dự báo, cảnh báo; ngoài ra, còn phải kể đến quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. Tổ chức thực hiện quy tình quản lý đánh giá này theo mẫu sẵn số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ (01 bản chính);
– Đồng thời, tổ chức cần có một bản khai trình bày rõ được kinh nghiệm công tác của nhân viên tham gia dự báo, cảnh báo. Để đảm bảo tính chính xác thì bản khai này phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc (01 bản chính).
2.1.2. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo đối với cá nhân:
– Cần có 01 đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Mẫu đơn này được thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo
– Chuẩn bị thêm các thông tin được ghi nhận trong Văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với nội dung xin cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo. Cá nhân cần có 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính;
– Ngoài ra, các thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo cũng cần được thể hiện trong bản khai thống nhất; vấn đề liên quan đến quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo phải đảm bảo thực hiện theo mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ (01 bản chính);
– Để hoàn thiện bộ hồ sơ này thì cá nhân cần có bản khai trình bày kinh nghiệm công tác, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc (01 bản chính).
Cá nhân, tổ chức sẽ phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để hoàn tất việc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
2.2. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đã trình bày ở mục 2.1. thì tiến hành nộp hồ sơ với những hình thức sau:
+ Cá nhận, tổ chức có thể đến trực tiếp để nộp hồ sơ ;Có thể lựa chọn gửi qua đường bưu điện. Bộ hồ sơ được nộp đến bộ phân tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm phục vụ hành chính công;
+ Ngoài ra, cá nhân tổ chức nộp trực tuyến cấp độ 3 trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
Bước 2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ mà cá nhân, tổ chức đã nộp thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận. Thời gian để cơ quan này thực hiện trách nhiệm nêu trên là trong vòng 2 ngày làm việc.
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
Bước 3. Thực hiện thẩm định và cấp phép:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận. Sau khi đã thẩm định cơ bản nếu có đủ điều kiện để được cấp phép thì tiến hành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức và cá nhân. Thời gian để cơ quan này trình Uỷ ban nhân dân tỉnh là trong trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc.
Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ, và thực hiện trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do không được cấp phép.
3. Cơ quan nào cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
Theo tiết e tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BTNMT năm 2023 thì quá trình cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, theo đó:
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có thể được kể đến:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và Tổng cục Khí tượng Thủy văn là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 48/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
– Quyết định 1239/QĐ-BTNMT 2023 TTHC lĩnh vực khí tượng thủy văn.