Máy photocopy màu hiện nay khá được ưa chuộng nhờ vào khả năng in màu và cho ra những sản phẩm chất lượng, sống động và chân thật nhất. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về sử dụng máy photocopy màu:
Hiện nay thì việc sử dụng máy photocopy màu ngày càng trở nên phổ biến, nhu cầu in màu của các chủ đề được đặt ra ngày càng nhiều, không chỉ dừng lại ở việc in đen trắng. Nhiều người sử dụng máy photocopy màu nghĩ đơn giản rằng, việc mua máy photocopy và sử dụng máy một cách tự do mà không hề có vấn đề gì xảy ra. Nhưng thực tế thì có thể thấy, máy photocopy màu chính là một trong những loại thiết bị in ấn thuộc danh mục hàng hóa đặt dưới sự quản lý trực tiếp và chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì máy photocopy màu sẽ chỉ được sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định, các loại máy photocopy màu chỉ được dùng với mục đích để sản xuất và kinh doanh khi các chủ thể sử dụng các loại máy này có đầy đủ điều kiện hoạt động in ấn theo quy định của pháp luật. Hay nói đơn giản thì có thể, các thiết bị photocopy màu cần phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục luật định. Cụ thể thì, các chủ thể là tổ chức và cá nhân khi muốn sử dụng loại máy photocopy màu thì cần phải tuân thủ những điều kiện và các quy định dưới đây:
– Máy photocopy màu chỉ được sử dụng với mục đích phục vụ cho công việc nội bộ của các chủ thể là cơ quan và tổ chức, ngoài ra thì các chủ thể này sẽ không được sử dụng máy photocopy màu với mục đích để kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào;
– Máy photocopy màu chỉ được sử dụng để sản xuất trong các cơ sở in ấn có đầy đủ các điều kiện hoạt động in ấn theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu:
Nhìn chung thì quá trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu sẽ trải qua một số giai đoạn cụ thể như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị đăng ký sử dụng máy photocopy màu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông quy định;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để tiến hành hoạt động đối chiếu giấy phép nhập khẩu máy photo copy màu của các chủ thể;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc quyết định thành lập của các tổ chức đăng ký sử dụng máy photocopy màu được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền;
– Quy chế quản lý hoặc sử dụng máy photocopy màu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông ban hành;
– Bản sao có bản chính để tiến hành hoạt động đối chiếu hoặc bản sao có công chứng giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục xuất bản, in và phát hành cấp theo thủ tục luật định;
– Hợp đồng và hóa đơn mua bán máy photocopy màu hoặc chứng từ thuế mua máy photocopy màu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì các chủ thể sẽ nổ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nộp tại bộ phận một cửa của Sở thông tin và truyền thông. Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua trang thông tin điện tử của Sở thông tin và truyền thông.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và đánh giá hồ sơ. Bộ phận một cửa của Sở thông tin và truyền thông sau khi tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và đạt yêu cầu thì Sở thông tin và truyền thông sẽ tiến hành hoạt động thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu theo quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và không đạt yêu cầu thì bộ phận một cửa sẽ gửi thông báo từ chối chấp nhận hồ sơ đồng thời hướng dẫn cho các tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong vòng 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị sửa đổi và bổ sung thì các cơ quan cần phải nộp lại bộ hồ sơ. Sao thời gian này mà nếu các cơ quan chưa nộp lại hồ sơ bổ sung thì sẽ xem như tự ý chấm dứt việc thực hiện thủ tục, khi đó thì Sở thông tin và truyền thông sẽ ra văn bản trả lại hồ sơ. Các cơ quan và tổ chức có thể xin gia hạn thêm thời gian để bổ sung hồ sơ nhưng thời gian gia hạn sẽ không quá 05 ngày làm việc. Sau 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ bổ sung thì Sở thông tin và truyền thông sẽ cấp giấy chứng nhận và ra văn bản trả hồ sơ nếu xét thấy hồ sơ vẫn chưa đạt yêu cầu.
Bước 4: Các chủ thể sẽ đến nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – văn phòng Sở thông tin và truyền thông. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả sẽ kéo dài từ 7h30 đến 11h sáng và từ 13h30 đến 17h chiều các ngày làm việc trong tuần.
3. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng máy photocopy màu không đăng ký:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi không đăng ký hoặc không đăng ký lại trong quá trình sử dụng máy photocopy màu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục luật định;
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Thực hiện hành vi nhập khẩu máy photocopy màu tuy nhiên không có giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện hành vi sử dụng máy photocopy màu trái quy định của pháp luật, sử dụng máy photocopy màu không đúng mục đích đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi sử dụng trái phép máy photocopy màu, hoặc các chủ thể thực hiện hành vi sử dụng máy photocopy màu để tiến hành hoạt động văn bản suất bản phẩm hoặc sản phẩm không phải là xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ tư, ngoài hình thức xử phạt nêu trên thì còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm pháp luật nêu trên.
4. Mẫu đơn đề nghị đăng ký máy photocopy màu hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..., ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ MÁY PHOTOCOPY MÀU
Kính gửi: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh …
Tên cơ quan, tổ chức sử dụng máy photocopy màu: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại liên hệ: …
Fax: …
Email: …
Đã nhập khẩu (trực tiếp hoặc thông qua nhà phân …) máy photocopy màu theo giấy phép nhập khẩu số … /GP – CXB ngày … tháng … năm … của Cục Xuất bản thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thông tin máy như sau:
Tên máy: …
Tên hãng …
Nước sản xuất: …
Năm sản xuất: …
Chất lượng: …
Đặc tính kỹ thuật: …
Khuôn khổ bản photo lớn nhất …
Địa chỉ đặt máy: …
Đơn vị chúng tôi cam kết chỉ sử dụng máy photocopy màu nói trên vào mục đích phục vụ công việc nội bộ của cơ quan, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và quy chế quản lý và sử dụng máy đã ban hành.
Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông xem xét đăng ký máy cho đơn vị chúng tôi.
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
–
– Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.