Cùng với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt trong đời sống hiện nay thì nhu cầu sở hữu một không gian hiện đại, sang trọng đã trở nên phổ biến, vì vậy hoạt động của các công ty thiết kế trong lĩnh vực nội thất ngày càng phát triển. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất:
Thiết kế nội thất là ngành nghề thiết kế chuyên dụng, không thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi muốn thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nội thất, cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (tức là xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) tại Phòng đăng kí kinh doanh. Đồng thời, khi bổ sung ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất thì cũng cần phải thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất được thực hiện như sau:
Bước 1: Các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Bổ sung ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
-
Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với loại hình công ty cổ phần, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về vấn đề sửa đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh;
-
Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền; -
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp pháp sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính. Có thể nộp hồ sơ theo nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cán bộ của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ thì cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp giấy tờ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần phải giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh trên kế nội thất, cần phải lưu ý một số mã ngành nghề kinh doanh nội thất như sau:
TÊN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH NỘI THẤT | MÃ NGÀNH |
Khai thác gỗ | 0221 |
Sản xuất thảm, chăn đệm | 1323 |
Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ | 1610 |
Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác | 1621 |
Sản xuất đồ gỗ xây dựng | 1622 |
Sản xuất bao bì bằng gỗ | 1623 |
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện | 1629 |
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế | 3100 |
Hoàn thiện công trình xây dựng. | 4330 |
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống | 4620 |
Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép | 4641 |
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình | 4649 |
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng | 4663 |
Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh | 4752 |
Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4753 |
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh | 4759 |
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh | 4773 |
Bán lẻ thiết bị gia đình khác lưu động hoặc tại chợ. | 4784 |
Hoạt động thiết kế chuyên dụng | 7410 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. | 8299 |
Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự. | 9524 |
Bước 4: Nhận kết quả. Sau khi tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả. Doanh nghiệp nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền, kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thiết kế nội thất, có thể nhận trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc cũng có thể nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính.
2. Loại hình doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất:
Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đây là loại hình công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ; đồng thời chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà mình đã góp;
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đây là loại hình công ty có từ 02 đến không quá 50 thành viên góp vốn, các thành viên đó có thể là tổ chức hoặc cũng có thể là cá nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
-
Công ty cổ phần, đây là loại hình công ty có tối thiểu từ 03 cổ đông sáng lập trở lên. Đồng thời không giới hạn tối đa số cổ đông trong công ty cổ phần, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ phần mà mình sợ hữu tại công ty;
-
Doanh nghiệp tư nhân, đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, đồng thời cá nhân đó chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân;
-
Công ty hợp danh, có ít nhất 02 thành viên được xác định là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), các bên sẽ cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh thì công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn.
Để giảm thiểu rủi ro và tránh trường hợp phải chịu trách nhiệm vô hạn, đồng thời tạo ra sự thuận lợi trong quá trình kêu gọi vốn và đầu tư, các nhà đầu tư thông thường đều chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc loại hình công ty cổ phần để kinh doanh ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất. Theo đó, nếu chỉ có một cá nhân đứng ra thành lập công ty thì bạn nên lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, và đây được đánh giá là mô hình ưu việt tinh gọn nhất để có thể dễ dàng vận hành và quản lý. Trong trường hợp có nhiều thành viên tham gia góp vốn thì bạn nên lựa chọn mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc mô hình công ty cổ phần trong quá trình đăng ký kinh doanh.
3. Xử phạt hành vi không thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh thiết kế nội thất:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, bổ sung ngành nghề kinh doanh tuy nhiên không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt. Doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo đến cơ quan nhà nước về sự thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày có sự thay đổi. Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ phải bị xử phạt như sau:
-
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp có hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp vượt quá thời gian quy định 01 ngày đến 30 ngày;
-
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp có hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp vượt quá thời gian pháp luật quy định từ 31 ngày đến 90 ngày;
-
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền vượt quá thời gian quy định từ 91 ngày trở lên;
-
Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng đó là bắt buộc phải thông báo lên Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định của pháp luật khi thực hiện hành vi vi phạm.
THAM KHẢO THÊM: