Phiên tòa phúc thẩm dân sự được tiến hành theo thủ tục nào?
Thủ tục bắt đầu phiên tòa
– Khai mạc phiên tòa
Khai mạc phiên tòa là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi HĐXX tiến hành xét xử. Việc khai mạc phiên tòa được tiến hành theo Điều 213 BLTTDS và Điều 31 NQ 05/2012/NQ-HĐTP như sau:
+ Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà như sau:“Hôm nay, ngày, tháng, năm, Toà án nhân dân… mở phiên toà sơ thẩm công khai (không công khai) xét xử vụ án về tranh chấp… thay mặt Hội đồng xét xử, tôi tuyên bố khai mạc phiên toà” và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
+ Thư ký Toà án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt. Sau khi nghe Thư ký Toà án báo cáo có đương sự vắng mặt tại phiên toà, Hội đồng xét xử phải vào phòng nghị án thảo luận việc hoãn phiên toà.
+ Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự. Chủ tọa phiên toà tiến hành kiểm tra căn cước của đương sự có mặt tại phiên toà như sau:
a) Chủ tọa hỏi để các đương sự khai về họ, tên, ngày tháng năm sinh; nơi cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú); nghề nghiệp (nếu đương sự là cá nhân); tên, địa chỉ trụ sở chính (nếu đương sự là cơ quan, tổ chức). Đối với người đại diện hợp pháp của đương sự phải hỏi họ để họ khai về: họ, tên, tuổi; nghề nghiệp; chức vụ; nơi cư trú; quan hệ với đương sự.
b) Trong trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của các đương sự về căn cước có sự khác nhau, thì cần phải xác minh chính xác về căn cước của họ.
+ Chủ toạ phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác. Đối với người phiên dịch, người giám định, chủ tọa phiên toà yêu cầu họ phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ; đối với người làm chứng là người thành niên, thì yêu cầu họ cam đoan khai báo trung thực.
+ Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
+ Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng (THTT), người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không. Thủ tục này nhằm đảm bảo cho những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
– Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch
Theo quy đinh tại Điều 214 BLTTDS, trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người THTT, người giám định, người giám định thì HĐXX phải xem xét, lắng nghe ý kiến của người bị thay đổi tại phiên tòa trước khi chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lí do. Quyết định thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch phải được HĐXX thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản.
>>> Luật sư
Trường hợp nếu phải ra quyết định thay đổi người THTT, người phiên dịch, người giám định mà không có người thay thế ngay thì phải hoãn phiên tòa.
– Xem xét quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
Theo quy định tại Điều 215 BLTTDS, khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà không thuộc trường hợp Toà án phải hoãn phiên toà thì chủ toạ phiên toà phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên toà hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được HĐXX thảo luận và thông qua theo đa số tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
– Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
Người làm chứng biết các tình tiết liên quan đến vụ án, được
+Trước khi người làm chứng được hỏi về những vấn đề mà họ biết có liên quan đến việc giải quyết vụ án, chủ toạ phiên toà có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
+ Nếu lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ toạ phiên toà có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.