Mua bán nhà đất là một trong những giao dịch phổ biến, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, trong đó bao gồm các cá nhân và tổ chức. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thủ tục bán căn nhà được xác định là tài sản của công ty cho các cá nhân sẽ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục bán căn nhà là tài sản của công ty cho cá nhân:
Thủ tục bán căn nhà là tài sản của công ty cho cá nhân được xác định là công ty đang bán tài sản cố định của mình, muốn chuyển nhượng quyền sở hữu căn nhà này cho các cá nhân khác. Do căn nhà được xác định là bất động sản, vì vậy khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Văn bản hợp nhất Luật nhà ở năm 2022 có quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở. Trong đó bao gồm: Quyền bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, trao đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở, trường hợp tặng cho hoặc để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được quyền sở hữu nhà ở trên lãnh thổ Việt Nam thì các đối tượng này sẽ chỉ được hưởng giá trị của căn nhà ở đó.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Thông tư
– Trong trường hợp nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp và các dự án, tài sản cố định lượng bán thông thường được xác định là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định hữu hình thì bắt buộc phải cần thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp thanh lý tài sản cố định cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Thanh lý tài sản cố định là những loại tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được tại doanh nghiệp, những tài sản cố định lạc hậu về kĩ thuật và không còn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có tài sản cố định cần phải thanh lý, các doanh nghiệp cần phải ra quyết định thanh lý tài sản cố định, thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động thanh lý tài sản cố định theo đúng thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính, sau đó lập biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu. Biên bản thanh lý tài sản cố định bắt buộc phải được lập thành hai bản, một bản sẽ chuyển cho Phòng kế toán để ghi sổ sách, một bản còn lại giao cho Bộ phận quản lý/ sử dụng tài sản cố định.
Theo đó, thủ tục bán căn nhà là tài sản của công ty cho cá nhân, hay còn được gọi là hoạt động nhượng bán tài sản cố định/thanh lý tài sản cố định của công ty cần phải tuân theo các thủ tục sau:
Bước 1: Tiến hành họp hội đồng quản trị về vấn đề thanh lý tài sản cố định, sau đó ra quyết định thanh lý tài sản cố định.
Bước 2: Thực hiện thủ tục kiểm kê tài sản cố định, đề nghị thanh lý tài sản cố định.
Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định. Mở cuộc họp đánh giá giá trị của tài sản, thông qua mức giá của tài sản cố định phải lựa chọn hình thức thanh lý tài sản cố định trên thực tế.
Bước 4: Lập
Bước 5: Hoàn tất thủ tục sang tên cho cá nhân mua căn nhà là tài sản của công ty.
Bước 6: Công ty thực hiện thủ tục ghi giảm tài sản cố định căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó, trong trường hợp thanh lý tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh, công ty cần phải ghi giảm tài sản cố định như sau:
– Nợ Tk 111, 112, 113 …;
– Có Tk 711, tức là các thu nhập khác (giá bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng);
– Có Tk 3331, tức là thuế giá trị gia tăng cần phải nộp.
Bước 7: Tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất. Theo đó:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản của các năm trước (nếu có).
Đồng thời, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hiện nay được xác định là 20%.
2. Các chi phí của thủ tục bán căn nhà là tài sản của công ty cho cá nhân:
Chi phí khi thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định, cụ thể trong trường hợp này là bán căn nhà là tài sản của công ty cho các cá nhân, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể bao gồm:
– Phụ thuộc vào phương thức nhượng bán tài sản cố định. Theo đó, nếu hoạt động thanh lý tài sản cố định thông qua thủ tục đấu giá, chi phí sẽ cao hơn so với hoạt động thanh lý tài sản cố định trực tiếp;
– Căn cứ vào giá trị của tài sản cố định. Trong trường hợp tài sản cố định của công ty có giá trị càng cao thì chi phí thực hiện thủ tục sẽ càng cao, bất động sản thông thường sẽ có giá trị cao hơn so với các loại động sản thông thường;
– Tình trạng của tài sản cố định. Tài sản cố định còn tốt thì chi phí thực hiện thủ tục thanh lý tài sản sẽ thấp hơn so với các loại tài sản cố định đã hư hỏng.
Thông thường, chi phí thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định sẽ bao gồm các khoản cơ bản sau đây:
– Chi phí thuê các đơn vị thẩm định giá. Nếu thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định thông qua hoạt động đấu giá, doanh nghiệp sẽ phải thuê các đơn vị thẩm định giá để xác định giá trị của các loại tài sản cố định đó. Chi phí thuê các đơn vị thẩm định giá hiện nay sẽ được tính theo phần trăm giá trị của tài sản cố định;
– Chi phí tổ chức hoạt động đấu giá. Nếu thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định thông qua hoạt động đấu giá, các doanh nghiệp cần phải thuê các đơn vị tổ chức đấu giá. Chi phí tổ chức đấu giá trong trường hợp này sẽ được tính theo phần trăm giá trị của tài sản cố định;
– Chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận tài sản cố định. Chi phí này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức vận chuyển và tình trạng của tài sản cố định;
– Các chi phí khác có liên quan. Có thể kể đến bao gồm chi phí công chứng, chi phí đăng đăng ký biến động đất đai …
3. Bất động sản để được đưa vào kinh doanh bất động sản thì cần phải có đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2023 có quy định về điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh. Cụ thể:
– Các công trình xây dựng, nhà được đưa vào kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký quyền sở hữu nhà ở, đăng ký công trình xây dựng gắn liền với đất ghi nhận đầy đủ trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà và các công trình xây dựng có sẵn trong các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì các công trình đó chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất;
+ Không bị kê biên để đảm bảo cho quá trình thi hành án theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
– Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
+ Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo cho quá trình thi hành án;
+ Vẫn đang trong thời gian sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023;
– Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: