Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Trình tự, thủ tục tiến hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Trong cuộc sống hằng ngày nhất là trong các giao dịch dan sự được diễn ra hàng ngày thì không thể tránh được các tranh chấp, mâu thuẫn có thể xảy ra nhất là tranh chấp trong các quá trình như vay mượn tiền, tài sản, mua bán nhà đất và các giao dịch dân sự thường gặp khác. Do đó, trong một vụ việc dân sự nào mà khi có tranh chấp xảy ra các bên không thể tự hòa giải, thương lượng, thỏa thuận thì không thể tránh khỏi việc các bên tranh chấp đi đến quyết định khởi kiện lên yêu cầu tòa án giải quyết để nhằm mục đích có thể bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhờ sự can thiệt của cơ quan tố tụng Nhà nước. Do đó, để có thể bảo vệ được quyền lợi của các bên tranh chấp có liên quan đến tài sản phải sử dụng cho việc thi hành án dân sự thực hiện việc tẩu tán tài sản, bán tháo tài sản không thể bảo vệ quyền của mình để nhằm mục đích không thực hiện việc thi hành nghĩa vụ của mình. Chính vì thế mà pháp luật đã dựa liệu trước được điều này mà cụ thể là tại
Vậy các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
Trong pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Những dựa trên nội dung được quy định tại Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có để hiểu một cách đơn giản về biện pháp khẩn cấp tạm thời là các biện pháp được tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Bởi định nghĩa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng việc pháp luật quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất hợp lý. Do đó, biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được Tòa án ra quyết định áp dụng khi có yêu cầu từ đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án. Trong một số trường hợp, Tòa án vẫn có quyền tự mình ra quyết định áp dụng đối một số biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đương sự không có yêu cầu nhưng Tòa án xét thấy cần thiết.
Trong quy định của pháp luật Tố tụng này thì việc người yêu cầu thực hiện việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì có thể thực hiện theo hai dạng khác nhau đó là: người yêu cầu thực hiện việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc người yêu cầu thực hiện việc không phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong vụ án của mình. Biện pháp bảo đảm sẽ do bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện.
Bên cạnh đó, khác với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng nhằm mục đích bù đắp những tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của người có quyền yêu cầu.
2. Trình tự, thủ tục tiến hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật hiện hành được quy định tại điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau:
Bước 1: Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn đề nghị gửi đến Toà án để được xem xét, giải quyết
– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với tư cách là đương sự phải làm đơn,
– Nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì cơ quan, tổ chức này cũng phải làm văn bản gửi cho Toà án có thẩm quyền.
Trong đơn hay văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đều phải nêu rõ:
– Ngày, tháng, năm viết đơn;
– Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp, tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp (hoặc tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ),
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Bước 2: Tòa án xử lý đơn
– Đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được giải quyết như sau:
Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
– Đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được giải quyết như sau:
Sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ được quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đối với tài sản đang tranh chấp; do đó, khi có yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời này, thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải xác định tài sản đó có phải là tài sản mà các bên có tranh chấp hay không.
Theo đó, khi quyết định áp dụng một hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 10 và 11 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán, Hội đồng xét xử cần chú ý là:
+ Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống.
+ Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài khoản, tài sản để bảo đảm nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khỏi kiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản đó trở xuống.
+ Trong trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản đó) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì tỏa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác.
Như vậy, để việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện đúng theo như mong muốn của người được quyền yêu cầu thì cần phải thực hiện việc nộp đơn yêu cầu đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cá nhân. Còn đối với trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan, tổ chức thì phải gửi văn bản đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần phải có đầy đủ những nội dung như đã được tác giả nêu ra ở bước 1. Tuy nhiên không phải tât cả các yêu cầu về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đều được thực hiện hết mà cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân thủ việc áp dụng theo như quy định đã được nêu ở trên.