Quyết định thu hồi giấy phép là biện pháp cứng nhắc và có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và đảm bảo sự ổn định và tin cậy của thị trường bảo hiểm. Vậy việc thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
- 2 2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm bị thu hồi giấy phép phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào?
- 3 3. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài:
- 4 4. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam:
- 5 5. Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm có được công bố trên Cổng thông tin điện tử không?
1. Thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 và khoản 18 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 giải thích thì:
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm được hiểu là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
- Trong đó, kinh doanh tái bảo hiểm đó là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam nhận một khoản phí tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
- Và nhượng tái bảo hiểm được hiểu là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam chuyển giao một phần trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài trên cơ sở thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Hồ sơ để tiến hành đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép;
+ Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này mà không bắt đầu chính thức hoạt động;
+ Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
+ Hoạt động không đúng với những nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Sau khi Tòa án đã có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản;
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép.
Theo đó thì doanh nghiệp tái bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động được xác nhận là có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép;
- Quá thời hạn được xác định là 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu chính thức hoạt động;
- Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
- Hoạt động không đúng với những nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động;
- Sau khi Tòa án có quyết định tuyên bố doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản.
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép.
2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm bị thu hồi giấy phép phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
Đối với các trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải dừng ngay việc thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm mới; doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm; việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định của Luật này
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp tái bảo hiểm phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với các trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động sau:
- Hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ các điều kiện được cấp giấy phép;
- Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
- Hoạt động nhưng không đúng với nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động;
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hiện bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép.
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ phải thực hiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời, việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định.
3. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài:
Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn được xác định là 20 ngày kể từ ngày ký biên bản xác định các hành vi vi phạm (đối với trường hợp quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022) hoặc nhận được thông báo về việc doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bị phá sản, thu hồi Giấy phép, Bộ Tài chính có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài;
– Sau khi đã nhận quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài phải dừng ngay việc giao kết các hợp đồng tái bảo hiểm mới, không được ký mới, ký gia hạn các hợp đồng khác. Doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục giải thể, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
4. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam:
Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn được xác định là 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
5. Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm có được công bố trên Cổng thông tin điện tử không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
Quyết định đối với việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được Bộ Tài chính công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Theo quy định trên, quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm được Bộ Tài chính công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
THAM KHẢO THÊM: