Các vụ việc có dấu hiệu lừa đảo thông qua hoạt động huy động vốn đầu tư kinh doanh có điểm chung đó là, các đối tượng này thường sử dụng thủ đoạn "núp bóng" các hợp đồng góp vốn và hợp đồng hợp tác đầu tư để qua mặt các cơ quan chức năng.
Mục lục bài viết
1. Thủ đoạn lừa đảo tài sản qua góp vốn đầu tư kinh doanh:
1.1. Quy định pháp luật về góp vốn đầu tư kinh doanh:
Hiện nay pháp luật đã có trong quy định cụ thể về chế độ đầu tư góp vốn kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Luật đầu tư năm 2022, thì các nhà đầu tư sẽ có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần, có quyền mua phần góp vốn của các tổ chức kinh tế theo nhu cầu và nguyện vọng của bản thân. Như vậy thì có thể nói, pháp luật hiện hành quy định cho phép các doanh nghiệp được tiến hành hoạt động đầu tư góp vốn và mua cổ phần, mua phần vốn góp theo thủ tục luật định. Tuy nhiên đối với các chủ thể nước ngoài khi muốn góp vốn hoặc mua cổ phần, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế thì cần phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:
– Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư năm 2022;
– Phải đảm bảo về vấn đề quốc phòng và an ninh theo quy định tại Luật đầu tư năm 2022;
– Đáp ứng được quy định của pháp luật về đất đai, phù hợp với điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và điều kiện sử dụng đất tại các xã đảo, thị trấn biên giới, xã phường thị trấn ven biển.
Lợi dụng hình thức đầu tư góp vốn kinh doanh này, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn.
1.2. Thủ đoạn lừa đảo tài sản qua góp vốn đầu tư kinh doanh hiện nay:
Trên thực tế hiện nay thì thức lừa đảo thông qua thủ đoạn kêu gọi góp vốn đầu tư kinh doanh của các đối tượng lừa đảo được xem là một thủ đoạn khá tinh vi và xảo quyệt, với thủ đoạn lừa đảo tài sản thông qua hình thức góp vốn đầu tư kinh doanh đã được nhiều người dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau “sập bẫy”. Đáng chú ý là các đối tượng lừa đảo này sử dụng nhiều chiêu thức lừa đảo đa dạng khi tiếp cận từng nhóm đối tượng và có những kịch bản lừa đảo khác nhau, chính vì vậy các nạn nhân dễ dàng mắc lừa. Có nhiều chiêu thức để các đối tượng lừa đảo thông qua hình thức góp vốn đầu tư kinh doanh như:
– Góp vốn đầu tư kinh doanh vào doanh nghiệp;
– Góp vốn đầu tư kinh doanh vào các bất động sản;
– Góp vốn đầu tư vào chứng khoán và tiền ảo;
– Góp vốn đầu tư kinh doanh mỹ phẩm hoặc các thực phẩm chức năng;
– Góp vốn đầu tư chăm sóc sức khỏe và làm đẹp … hoặc một số hình thức đầu tư khác phổ biến trên thị trường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi một bên tham gia vào giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc do bị ép buộc thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Theo đó thì có thể nói, lừa dối trong giao dịch dân sự được coi là hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba nhầm mục đích làm cho bên còn lại hiểu sai lệch về chủ thể hoặc hiểu sai về tính chất của đối tượng, hiểu sai về nội dung của giao dịch dân sự từ đó xác lập giao dịch dân sự đó.
Lợi dụng quyền góp vốn đầu tư như đã phân tích ở trên mà pháp luật trao cho các chủ thể, Các đối tượng đã mở công ty dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng điển hình là loại hình công ty cổ phần, các đối tượng sử dụng chiêu thức bán cổ phần, tuy nhiên người dân khi mua loại cổ phần này đã không hề có tư cách cổ đông mà chỉ nhận lại được “giấy chứng nhận góp vốn”. Việc chuyển nhượng cổ phần cũng không đúng quy định của pháp luật, do đây không phải là cổ phần ưu đãi cổ tức cũng không phải là cổ phần ưu đãi hoàn lại, tuy nhiên các đối tượng vẫn cam kết trả lại cả gốc và lãi khi đến hạn. Các thủ đoạn lừa đảo thông qua hình thức góp vốn này như sau:
Thứ nhất, lấy tiền của người sau trả cho người trước, các doanh nghiệp cũng không thể phát hành trái phiếu do không đủ điều kiện để phát hành trái phiếu mà chỉ thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần để hợp thức hóa việc nhận vốn góp và vốn đầu tư, vấn đề này dễ dàng qua mặt được những người thiếu hiểu biết pháp luật;
Thứ hai, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân trong lĩnh vực cấp bốn đầu tư, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và đánh vào lòng tham của nhiều nạn nhân muốn hưởng lãi suất đầu tư lớn, các đối tượng đã cho nạn nhân ký vào hợp đồng góp vốn kinh doanh đầu tư nhưng thực chất không có bất kỳ hoạt động đầu tư kinh doanh nào;
Thứ ba, sau một thời gian các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt luôn số tiền của người dân và viện nhiều lý do khác nhau;
Thứ tư, dẫn nạn nhân đi xem các cơ sở kinh doanh và đi xem các dự án đầu tư trên thực tế nhưng do thiếu hiểu biết nên không nhận diện được tính pháp lý của các cơ sở kinh doanh và các dự án đầu tư này, thực chất thì đây chỉ là các cơ sở kinh doanh do người khác sở hữu mà đối tượng này thuê, sau đó nói là cơ sở do mình sợ hữu để tạo lòng tin cho các nạn nhân, còn các dự án chỉ có giấy tờ khống hoặc giấy tờ giả …
Vì thế cần phải nhận biết rõ hình thức kêu gọi góp vốn đầu tư của các đối tượng lừa đảo nêu trên để tránh gây ra những hậu quả nặng nề không đáng có.
2. Xử lý hành vi lừa đảo tài sản qua góp vốn đầu tư kinh doanh:
Hành vi lừa đảo tài sản qua hình thức góp vốn đầu tư nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174. Theo đó thì điều luật này hiện nay đang quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. khung hình phạt cơ bản hiện nay có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. khung hình phạt tăng nặng có mức phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra thì khung hình phạt bổ sung được quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề, hoặc cấm làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần / toàn bộ tài sản.
Tuy nhiên để giải quyết tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hiện tượng góp vốn đầu tư kinh doanh đối với cơ quan chức năng hiện nay vẫn vô cùng khó khăn, thậm chí cơ hội của người bị hại để lấy lại tài sản trong những vụ việc lừa đảo lớn là không nhiều. Thiết nghĩ, hoạt động đầu tư kìm tiếm lợi nhuận là nhu cầu của mỗi cá nhân và các chủ thể có quyền đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên để tránh phải cạm bẩy thì các nhà đầu tư cần phải tỉnh táo và thận trọng trước khi ra quyết định góp vốn vào bất kỳ chủ thể nào. Các chủ đầu tư cần phải đặc biệt lưu ý những yếu tố sau:
– Trước khi tham gia hoạt động đầu tư góp vốn kinh doanh thì các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu rõ thông tin về dự án đầu tư và các tổ chức huy động vốn, các giấy tờ pháp lý của các tổ chức huy động vốn và đánh giá những rủi ro khi quyết định đầu tư;
– Cần phải kiểm chứng thông tin công ty quảng cáo và cảnh giác trước mọi lời cam kết và thỏa thuận siêu “khủng” và siêu cao so với thị trường;
– Cần có những biện pháp theo dõi và kiểm chứng mục đích sử dụng của nguồn tiền mà mình đã đầu tư góp vốn kinh doanh.
Kỳ vọng rằng tất cả các nhà đầu tư có thể nhận diện và nắm rõ các thủ đoạn lừa đảo trên để tránh sập bẫy lừa đảo huy động vốn trái pháp luật vào đầu tư tài chính, tiền ảo hoặc dự án bất động sản …
3. Thủ tục góp vốn đầu tư kinh doanh đúng quy định pháp luật:
Pháp luật hiện nay có quy định về thủ tục góp vốn đầu tư kinh doanh. Để thực hiện thủ tục góp vốn đầu tư kinh doanh đúng quy định của pháp luật thì cần phải căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật đầu tư năm 2022, cụ thể:
– Doanh nghiệp tiến hành hoạt động góp vốn hoặc mua cổ phần, mua phần góp vốn của các chủ thể được xác định là tổ chức kinh tế phải đáp ứng được các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế hiện nay;
– Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, thực hiện thủ tục mua cổ phần hoặc mua phần góp vốn của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, trước khi thay đổi cổ đông như sau:
+ Việc góp vốn, tiến hành hoạt động mua cổ phần, hoạt động mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;
+ Việc góp vốn, tiến hành hoạt động mua cổ phần, hoạt động mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2022 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
+ Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
Luật Đầu tư năm 2022.