Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;
Căn cứ Nghị định số
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về các nội dung:
a) Quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân và các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
b) Quy trình thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân.
c) Tiêu chuẩn chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại các cơ quan tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân.
2. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
1. Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
2. Việc thực hiện dịch vụ hỗ trợ nạn nhân phải tuân thủ các hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP; CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ NẠN NHÂN TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
Điều 3. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 1, Điều 4,
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Phòng tiếp nhận nạn nhân:
– Có diện tích tối thiểu 10m2 (mười mét vuông);
– Có các trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho việc tiếp nhận nạn nhân, gồm bàn làm việc, ghế ngồi, tủ tài liệu, máy vi tính, điện thoại;
– Có bảng niêm yết nội quy, phạm vi dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.
b) Phòng ở của nạn nhân:
– Diện tích phòng ở phải đảm bảo bình quân 05m2 (năm mét vuông) cho 01 (một) người và không quá 04 (bốn) người trong 01 (một) phòng. Các phòng ở phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có cửa sổ, cửa ra vào phải có khóa;
– Có trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở như giường nằm, tủ quần áo, các đồ dùng trong sinh hoạt cá nhân.
c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải có nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm và các công trình phụ trợ khác; phải đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nạn nhân; phù hợp với các quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân có quy mô hỗ trợ từ 25 (hai mươi lăm) người trở lên phải có các phân khu riêng biệt dành cho phụ nữ, trẻ em, nhà ở, nhà bếp, khu vệ sinh, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu sinh hoạt chung, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc tối thiểu phục vụ cho sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết.
2. Điều kiện về nhân sự:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 4 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP, cơ sở hỗ trợ nạn nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 (một) nhân viên chuyên trách. Trường hợp cơ sở hỗ trợ nạn nhân có sử dụng người làm kiêm nhiệm thì phải đăng ký giờ làm việc cụ thể để đảm bảo an ninh, an toàn cho cơ sở và nạn nhân;
b) Nhân viên trực tiếp làm công tác hỗ trợ nạn nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công tác xã hội viên trở lên theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-LĐTBXH ngày 8 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội và đã được tập huấn về công tác hỗ trợ nạn nhân;
c) Đối với nhân viên y tế (nếu có) phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên; nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đề án thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; danh sách nhân sự dự kiến làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
4. Các giấy tờ và văn bản có liên quan:
a) Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
b) Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân đặt trụ sở hoạt động, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý về việc đặt trụ sở của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
c) Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn của nhân sự làm việc dự kiến tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tạikhoản 2 Điều 13 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo về tình hình hỗ trợ nạn nhân của cơ sở tính đến thời điểm đề nghị gia hạn và phương hướng hoạt động tiếp theo của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản gốc Giấy phép thành lập đã được cấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568