Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam rất phong phú và đa dạng bao gồm hiến pháp. Luật, bộ luật, nghị quyết, pháp lệnh, quyết định, thông tư, thông tư liên tịch….Và không phải ai trong chúng ta cũng am hiểu tường tận các văn bản quy phạm đó. Cùng bài viết tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thông tư liên tịch là gì?
Thông tư liên tịch là thông tư do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc giữa bộ và cơ quan ngang bộ phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội để ban hành để giải thích, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật theo đúng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ.
Nhiều người luôn nhầm lẫn giữa thông tư và thông tư liên tịch. Song đây là 02 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Thông tư là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm giải thích, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện những văn bản quy định của nhà nước thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Thường thì thông tư ban hành dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.
Thông tư liên tịch bao gồm 2 loại tương ứng với chức năng sau đây:
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án
tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh ánTòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.Tòa án nhân dân - Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó.
Thông tư liên tịch (Tiếng Anh: Joint Circular) là thông tư do các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc giữa các cơ quan đó với tổ chức chính trị – xã hội phối hợp ban hành.
Thông tư là văn bản được dùng để giải thích và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản của Nhà nước đã ban hành và thuộc phạm vi quản lí của một ngành cụ thể. Hay có thể hiểu một cách đơn giản, thông tư được sử dụng để hướng dẫn văn bản là nghị định do cấp có thẩm quyền là bộ trưởng thực hiện kí ban hành.
Hiện tại, căn cứ theo quy định tại Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2015. Thông tư bao gồm:
- Thông tư của chánh tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lí các tòa án nhân dân, tòa án quân sự về hoạt động tổ chức. Và các vấn đề được luật tổ chức tòa án nhân dân và luật khác có liên quan.
- Thông tư của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân được ban hành để qui định các vấn đề được giao bởi Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và những luật khác có liên quan.
- Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành nhằm chi tiết những điều. khoản, những điểm được giao trong luật, nghị quyết và pháp lệnh của ban thường vụ quốc hội, nghị quyết của quốc hội,…
- Thông tư liên tịch giữa viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao với chánh án tòa án nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa bộ trưởng, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chánh án tòa án nhân dân tối cao.
2. Đặc điểm của Thông tư liên tịch:
Thứ nhất: Dự thảo của thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận, bàn bạc với nhau sau đó đưa ra thống nhất về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
Thứ hai: Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo theo yêu cầu có trách nhiệm tổ chức công tác soạn thảo dự thảo theo đúng phân công của cơ quan chức năng và thực hiện đăng tải trên cổng thông tin điện tử trong thời gian 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tham gia ý kiến với dự thảo đó.
Ngoài ra dự thảo thông tư liên tịch đó phải được lấy ý kiến của các thành viên thuộc Hội đồng thẩm phán của Toàn án nhân dân tối cao cùng với các thành viên của Uỷ ban kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thứ ba: Khi có ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu thì Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu những ý kiến đóng góp đó và trên cơ sở đóng góp để chỉnh lý dự thảo hợp lý nhất.
Cuối cùng Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch đều đồng ý chấp thuận và cùng nhau ký vào văn bản quy phạm pháp luật.
3. Mục đích của thông tư liên tịch:
Thông tư liên tịch được chia thành 02 loại chính tương ứng với các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan ban hành ra Thông tư liên tịch như:
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Sở dĩ những thông tư liên tịch này được ban hành nhằm mục đích để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong các hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hình sự cùng những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thi hành thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội. Ngoài ra thông tư liên tịch ban hành còn để hướng dẫn Nghị quyết của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, pháp lệnh liên quan tới chức vụ và quyền hạn của cơ quan ngang bộ.
Ngoài ra thì thông tư liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan tổ chức chính trị – xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề mà pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị – xã hội đó được tham gia nhiệm vụ quản lí nhà nước.
Ví dụ thông tư liên tịch
Dưới đây là một số ví dụ về các thông tư liên tịch đã được ban hành như:
Ví dụ 1: Thông tư liên tịch Số: 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020. Thông tư được ban hành dựa trên sự phối hợp của 4 cơ quan đó là Bộ công an, bộ quốc phòng cùng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư liên tịch số 01 năm 2020 ban hành nhằm thực hiện các quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ. Đồng thời quy định về cả thủ tục, trình tự trích xuất các trường hợp đang là học sinh hiện đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử và chế độ quản lý, giam giữ đối với phạm nhân, học sinh được trích xuất trong thời gian trích xuất.
Ví dụ 2: Thông tư liên tịch số 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC, ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2018, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan, cá nhân theo quy định để thực hiện một số vấn đề về trình tự, thủ tục trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Thông tư liên tịch này sẽ áp dụng đối với cơ quan thuộc tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Quản tài viên, công ty, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định của Tòa án trong các trường hợp tòa án giải quyết phá sản.
4. Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật:
Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quát về hệ thống pháp luật ở mọi lĩnh vực cũng như mối quan hệ giữa các văn bản. Và dưới đây sẽ là sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật theo thứ tự hiệu lực từ cao xuống thấp:
– Hiến pháp
– Luật, bộ luật.
– Pháp lệnh, nghị quyết do Quốc Hội ban hành.
– Lệnh, quyết định do Chủ tịch nước ban hành.
– Nghị định.
– Thông tư.
– Nghị quyết do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.
– Quyết định do UBND cấp tỉnh ban hành.
– Văn bản pháp luật của chính quyền đơn vị hành chính đặc biệt.
– Nghị quyết do HĐND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành.
– Quyết định do UBND cấp huyện ban hành.
– Quyết định do HĐND cấp xã ban hành.
– Quyết định do UBND cấp xã ban hành.
Cách sắp xếp thứ tự các văn bản
Theo quy định tại Điều 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 58 Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc đánh số thứ tự các văn bản như sau:
– Số và ký hiệu của văn bản pháp luật phải bao gồm số thứ tự văn bản, năm ban hành, loại văn bản và cơ quan ban hành.
– Số văn bản được ghi bằng số Ả Rập, được đánh số thứ tự từ 01 bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm, về năm ban hành văn bản phải ghi đầy đủ các số.
– Ký hiệu văn bản sẽ là chữ viết tắt của loại văn bản và chữ viết tắt của cơ quan ban hành văn bản.
Kết luận: Thông tư liên tịch là thông tư do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc giữa bộ và cơ quan ngang bộ phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội để ban hành để giải thích, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật theo đúng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ.