Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập...
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục chuyên biệt và Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có người khuyết tật tham gia học tập.
Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (hạng IV) – Mã số: V.07.06.16.
Chương II
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật;
c) Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
d) Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
đ) Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
e) Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568