Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP hướng dẫn một số điều về pháp lệnh cựu chiến binh.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 150/2006/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU PHÁP LỆNH CỰU CHIẾN BINH
Căn cứ Pháp lệnh Cựu chiến binh ngày 07 tháng 10 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP);
Sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan, Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 150/2006/NĐ-CP như sau:
I. CỰU CHIẾN BINH
Cựu chiến binh quy định tại Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, nay hướng dẫn làm rõ thêm nội dung quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP là:
Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích tập trung (ở Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra, thời gian từ ngày 27 tháng 1 năm 1973 trở về trước, ở Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, thời gian từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước) là những người đã tham gia chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH
1. Chế độ Bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định; Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc chưa được hưởng Bảo hiểm y tế theo các chế độ ưu đãi khác thì được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;
Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ;
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ bảo hiểm y tế (lập thành 02 bộ hồ sơ).
– Cá nhân đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Làm bản khai đề nghị hưởng chế độ Bảo hiểm y tế thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP (mẫu 1a);
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
+ Hội Cựu chiến binh cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) tiếp nhận bản khai của cá nhân Cựu chiến binh, chủ trì phối hợp với cơ quan, đoàn thể có liên quan ở địa phương thẩm định, xác nhận và lập danh sách báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra và ký công văn đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (hoặc Phòng Nội vụ – Lao động – Thương binh và Xã hội) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); (mẫu 2a, kèm theo danh sách mẫu 4a);
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp thẩm định tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét duyệt ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); (mẫu 3a, kèm theo danh sách mẫu 4a);
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh duyệt ký quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế; (Danh sách theo mẫu 5a, quyết định mẫu 6a);
+ Căn cứ quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính bảo đảm kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời cho Cựu chiến binh;
+ Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính giám sát việc thực hiện mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh theo đúng quy định của pháp luật;
+ Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất với Hội Cựu chiến binh cùng cấp chỉ đạo các cấp thuộc quyền xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện việc rà soát điều chỉnh danh sách báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh.
2. Chế độ mai táng phí theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và
Mức trợ cấp tiền mai táng phí thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành (10 tháng lương tối thiểu) do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí (lập thành 02 bộ hồ sơ).
– Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);
+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);
+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Tổ chức tang lễ khi Cựu chiến binh qua đời theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Cựu chiến binh và hội viên Hội Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ.
b) Nghi thức, phân cấp tổ chức lễ tang căn cứ vào
4. Chế độ phụ cấp đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở đặt tại Đảng uỷ khối cơ quan cấp tỉnh được biên chế cán bộ chuyên trách công tác Hội, trường hợp không bố trí được cán bộ chuyên trách công tác Hội thì cán bộ kiêm nhiệm công tác Hội được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung (nếu có). Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương kiêm nhiệm công tác Hội thì mức phụ cấp đối với Chủ tịch bằng 7%, Phó chủ tịch bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung (nếu có).
b) Phụ cấp kiêm nhiệm được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
Khi thôi làm công tác Hội Cựu chiến binh thì từ tháng tiếp theo thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.
5. Chế độ trợ cấp khi thôi làm công tác Hội theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Đối tượng hưởng trợ cấp khi thôi làm công tác Hội.
Cựu chiến binh thuộc diện đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp bệnh binh hàng tháng khi thôi làm công tác Hội được hưởng chế độ trợ cấp bao gồm:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam được Ban chấp hành bầu;
Cựu chiến binh được bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động trong biên chế làm việc tại cơ quan Trung ương Hội Cựu chiến binh và các đơn vị trực thuộc cơ quan Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh được Ban chấp hành bầu;
Cựu chiến binh được bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động trong biên chế, làm việc tại cơ quan Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh.
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp huyện được Ban chấp hành bầu;
Cựu chiến binh được bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động trong biên chế làm việc tại cơ quan Hội Cựu chiến binh cấp huyện.
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được Ban chấp hành bầu.
b) Cách tính trợ cấp khi thôi làm công tác Hội.
– Đối với người hưởng lương:
Trợ cấp được hưởng = | Lương + phụ cấp chức vụ hiện lĩnh hàng tháng (nếu có) tại cấp Hội công tác | x Số năm công tác |
2 |
– Đối với người hưởng phụ cấp (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn):
Trợ cấp được hưởng = | Phụ cấp hiện lĩnh hàng tháng ở địa phương | x Số năm công tác |
2 |
c) Thời gian làm công tác Hội để tính trợ cấp là tổng thời gian làm việc liên tục kể từ khi được bầu, bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động đến khi có quyết định thôi làm công tác Hội.
d) Lương và phụ cấp để tính chi trả trợ cấp khi thôi làm công tác Hội là mức lương và phụ cấp hiện lĩnh của tháng cuối cùng tại cấp Hội Cựu chiến binh nơi đang công tác trước khi nghỉ công tác Hội.