Thông tư liên tịch 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 1998 Hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
BỘ Y TẾ – BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 08/1998/TTLT- BYT-LĐTBXH NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 quy định chi tiết một số điều của
Căn cứ
Sau khi có ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại Công văn số 21/TLĐ ngày 9 tháng 6 năm 1997, Liên Bộ Y tế- Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp như sau:
I- KHÁI NIỆM BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.
II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.
III- PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch phòng chống bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Tuyên truyền, tập huấn phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b) Đo kiểm tra môi trường lao động có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.
c) Biện pháp can thiệp để khống chế hoặc loại trừ nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp.
d) Chăm sóc sức khoẻ khi công nhân ốm đau do tác động của các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp.
e) Khám sức khoẻ nghề nghiệp định kỳ.
f) Khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
g) Điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người bị bệnh nghề nghiệp.
h) Phát hiện, đề xuất nghiên cứu bổ sung bệnh nghề nghiệp.
2- Hàng năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được học tập về:
a) Các yếu tố gây bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
b) Các dấu hiệu biểu hiện nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp cấp tính và mãn tính.
c) Các phương pháp xử lý khi bị nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp cấp tính và mãn tính.
d) Các biện pháp dự phòng cho cá nhân, tập thể.
3- Tại nơi làm việc có yếu tố độc hại người sử dụng lao động có trách nhiện:
a) Phải có nội quy quy định về các biện pháp an toàn phòng chống bệnh nghề nghiệp để mọi người lao động biết và thực hiện.
b) Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng bệnh nghề nghiệp cho cá nhân và tập thể.
4- Khi tuyển dụng lao động làm việc ở môi trường có yếu tố độc hại, người sử dụng lao động cần phải lưu giữ hồ sơ khám tuyển của công nhân để làm căn cứ khám bệnh nghề nghiệp.
5- Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chi phí cho dự phòng, khám phát hiện, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, đi lại trong quá trình khám, điều trị, điều dưỡng cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568