Thông tư liên tịch 03/2012 hướng dẫn về nguyên tắc, thủ tục thông báo, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VIỆC THĂM GẶP, TIẾP XÚC LÃNH SỰ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và người nước ngoài bị kết án tử hình như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về nguyên tắc, thủ tục
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là Cơ quan ngoại giao, lãnh sự), các trại giam, trại tạm giam, phạm nhân là người nước ngoài và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 3. Nguyên tắc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và người nước ngoài phạm tội bị kết án tử hình
Tuân thủ quy định pháp luật.
Bảo đảm chính sách nhân đạo và bình đẳng trước pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và người nước ngoài phạm tội bị kết án tử hình.
Khuyến khích người chấp hành án tự giác tích cực học tập, lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ của người chấp hành án.
Chương 2.
THỦ TỤC THÔNG BÁO THĂM GẶP, TIẾP XÚC LÃNH SỰ
Điều 4. Thông báo việc phạm nhân đến chấp hành án phạt tù
Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù hoặc kể từ ngày người nước ngoài phạm tội bị kết án tử hình, giám thị trại giam, trại tạm giam phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao và báo cáo cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng biết.
Nội dung thông báo gồm: họ và tên của phạm nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; quốc tịch; bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu; tội danh, ngày bắt, án phạt, án phí, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác (nếu có) và Tòa án đã kết án; ngày đến trại giam, nơi thi hành án; tình trạng sức khỏe khi vào trại giam; các thông tin liên quan khác (nếu có).
Cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước có phạm nhân mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ.
Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của trại giam, cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng kết quả việc xác minh quốc tịch của phạm nhân.
Điều 5. Thông báo phạm nhân chấp hành xong án phạt tù và người nước ngoài phạm tội bị kết án tử hình có quyết định thi hành án
Giám thị trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao và báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng trong các trường hợp sau:
Bốn (4) tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù;
Ngay sau khi phạm nhân được đặc xá hoặc giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù;
Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án tử hình của cơ quan có thẩm quyền đối với người nước ngoài bị kết án tử hình.
Nội dung thông báo gồm: họ và tên của phạm nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; quốc tịch; tội danh, ngày bắt, án phạt, án phí, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác (nếu có) mà phạm nhân còn phải chấp hành và Tòa án đã kết án; thời gian hết án, kết quả chấp hành án phạt tù và thông tin cần thiết khác có liên quan;
Cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước phạm nhân mang quốc tịch biết để làm thủ tục tiếp nhận công dân của mình đúng ngày được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù hoặc để biết về quyết định thi hành án tử hình của cơ quan có thẩm quyền đối với người mang quốc tịch nước mình bị kết án tử hình.
Chương 3.
TỔ CHỨC THĂM GẶP, TIẾP XÚC LÃNH SỰ
Điều 6. Thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự
Thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước có phạm nhân mang quốc tịch đến thực hiện thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Cơ quan ngoại giao, lãnh sự có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân mang quốc tịch nước mình đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam phải gửi văn bản đề nghị đến cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản yêu cầu gồm:
a) Tên Cơ quan ngoại giao, lãnh sự gửi văn bản;
b) Họ và tên, quốc tịch phạm nhân cần thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
c) Trại giam nơi phạm nhân đang chấp hành án;
d) Họ và tên, chức vụ của những người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Họ và tên người phiên dịch (nếu có).
Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự đã đề nghị biết để liên hệ với Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng cấp
Điều 7. Trách nhiệm của người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự
Xuất trình giấy giới thiệu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, chứng minh thư ngoại giao, lãnh sự.
Chấp hành các quy định của trại giam, trại tạm giam về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Không được chuyển cho phạm nhân những đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam hoặc tiếp xúc, liên hệ với người khác trong khu vực thăm gặp.
Động viên phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại giam, trại tạm giam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Không được có lời nói hoặc cử chỉ thể hiện sự ủng hộ, khích lệ đối với hành vi vi phạm pháp luật của phạm nhân.
Trong quá trình thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự không được sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác nếu không được sự đồng ý của cán bộ giám sát.
Tôn trọng luật pháp và phong tục, tập quán của Việt Nam.
Không được tiến hành các hoạt động khác ngoài nội dung thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Điều 8. Trách nhiệm của trại giam, trại tạm giam
Tổ chức thực hiện việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân.
Có biện pháp theo dõi, giám sát việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho cán bộ ngoại giao, lãnh sự và kịp thời, phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi lợi dụng thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự để vu khống, tuyên truyền xuyên tạc sự thật hoặc vi phạm quy định về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam.
Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ theo dõi thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự
Tiếp nhận giấy giới thiệu đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, kiểm tra chứng minh thư ngoại giao, lãnh sự của người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Thông báo quy định của trại giam, trại tạm giam về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Thông báo về tình hình sức khỏe, thái độ cải tạo của phạm nhân được thăm gặp.
Theo dõi, giám sát quá trình thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, lập biên bản ghi nhận việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Trong quá trình theo dõi thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự nếu phát hiện người đến thăm hoặc phạm nhân được thăm gặp vi phạm quy định về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự hoặc Nội quy trại giam, trại tạm giam thì cán bộ theo dõi có quyền nhắc nhở hoặc yêu cầu chấm dứt việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Báo cáo giám thị trại giam, trại tạm giam xử lý những kiến nghị của Cơ quan ngoại giao, lãnh sự (nếu có).
Điều 10. Thời gian thăm gặp
Thời gian thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự được thực hiện trong giờ làm việc, ngày làm việc.
Phạm nhân được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 1 (một) giờ.
Trong trường hợp đặc biệt và được sự đồng ý của giám thị trại giam, trại tạm giam thì được kéo dài thời gian thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự nhưng không quá 2 (hai) giờ.
Điều 11. Các trường hợp không giải quyết thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự
Phạm nhân có văn bản từ chối việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Vì lý do bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trại giam, trại tam giam hoặc phòng, chống dịch bệnh, thiên tai.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự có đề nghị biết rõ lý do không giải quyết thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 4 năm 2012.
Những hướng dẫn trước đây của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để có hướng dẫn kịp thời.