Thông tư 38/2014/TT-BTNMT về Quy chế giám sát quá trình thực hiện Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.
BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về Quy chế giám sát quá trình thực hiện Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.
Điều 1.Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế giám sát quá trình thực hiện Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.
Điều 2.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 8 năm 2014.
Điều 3.Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, đơn vị địa chất thi công Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
QUY CHẾ
GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38 /2014/TT-BTNMT ngày 03/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định việc giám sát quá trình thực hiệnĐề ánđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư (sau đây gọi tắt là Đề án).
Quy chế này được áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản,đơn vịđịa chất thi công, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng giám sát
Đơn vị địa chất thi công các hạng mục công việc củaĐề ánđã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Điều 3. Nguyên tắc giám sát
Giám sát thi công các hạng mục công việc củaĐề ánđược tiến hành thường xuyên, độc lập và đồng thời với quá trình thi công Đề án.
Hoạt động giám sát phải đảm bảo chính xác, khách quan, phản ánh đầy đủ, trung thực diễn biến quá trình thi công Đề án; không gây cản trở việc thi công Đề án.
Kiến nghị kịp thời cấp có thẩm quyền khi phát hiện các sai phạm trong giai đoạn giám sát thi côngĐề án.
Điều 4. Căn cứ giám sát
Đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các quy định, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật hiện hànhtrongđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Các quy định pháp luật liên quan đến an toàn lao động, sử dụng vật liệu nổ, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Điều 5. Nội dung giám sát
Trình tự, tiến độ thi công các hạng mục công việc theo Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chất lượng, khối lượng thi công các hạng mục công việc trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức hiện hành.
Việc chấp hành các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Điều 6. Hình thức giám sát
Hình thức giám sát trực tiếp bao gồm các hoạt động: quan sát, mô tả, chụp ảnh hiện trường thi công các hạng mục công việc đang thực hiện.
Hình thức giám sát sau bao gồm các hoạt động: ghi chép, thu âm qua trao đổi với những người có trách nhiệm quản lý thi côngĐề án; thu thập thông tin qua báo cáo, phản ánh của tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra dấu vết lưu tại hiện trường, xem xét tính hợp lý, logic của các số liệu đã thu thập tại thực địa đối với các hạng mục công việc không giám sát trực tiếp.
Điều 7. Các hạng mục công việc giám sát trực tiếp, giám sát sau
Hạng mục công việc giám sát trực tiếp gồm:
a) Khai đào công trình: hố, hào, giếng, lò, khoan, moong khai thác thử nghiệm;
b) Lấy mẫu công nghệ hoặc lấy, gia công mẫu trong các công trình và công tác địa vật lý.
Hạng mục công việc giám sát sau gồm:
a) Công tác trắc địa, đo vẽ bản đồ địa hình, địa chất thủy văn – địa chất công trình;
b) Lộ trình đo vẽ địa chất; công tác trọng sa, địa hóa; lấy và phân tích các loại mẫu khác;
c) Báo cáo kết quả thi công và tài liệu đi kèm báo cáo.
Việc giám sát các hạng mục công việc phải đảm bảo nội dung giám sát theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 8. Tổ chức đoàn giám sát
Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thành lập đoàn giám sát.
Thành phần đoàn giám sát không quá 9 thành viên gồm: một (01) Trưởng đoàn, một (01) Phó trưởng đoàn và các thành viên có chuyên môn kỹ thuật phù hợp vớiĐề ánđược giao giám sát.
Thành viên đoàn giám sát phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công việc được giao giám sát;
b) Có thời gian trực tiếp tham gia công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc thăm dò khoáng sản tối thiểu là 3 năm;
c) Không phải là cán bộ chuyên môn của đơn vị địa chất thi công Đề án được giao giám sát.
Trường hợp thành viên đoàn giám sát là đại diện của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư không bắt buộc phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này.
Ngoài các quy định tại điểm a, điểm c, khoản 3 điều này, Trưởng đoàn giám sát phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất khoáng sản; có hiểu biết, nắm vững quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; đã làm chủ nhiệm ít nhất một (01)Đề ánđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Ngoài các quy định tại điểm a, điểm c, khoản 3 điều này, Phó trưởng đoàn giám sát phải có thời gian trực tiếp tham gia công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ít nhất là 5 năm.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của đoàn giám sát
Trách nhiệm và quyền hạn của đoàn giám sát:
a) Lập, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt kế hoạch giám sátĐề án;
b) Tổ chức thực hiện giám sát theo các nội dung quy định tại Điều 5 của Quy chế này và theo kế hoạch được phê duyệt;
c) Chịu trách nhiệm trước Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và trước pháp luật về kết quả giám sát;
d) Thành viên tham gia đoàn giám sát được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn giám sát:
a) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn giám sát và tổ chức thực hiện việc giám sát;
b) Đình chỉ thi công hạng mục công trình có sai phạm, yêu cầu đơn vị tạm ngừng thi công, sửa chữa, khắc phục;
c) Đề nghị không nghiệm thu, thanh toán các hạng mục, khối lượng thi công không đạt yêu cầu;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư triển khai giám sát thi công Đề án;
đ) Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và trước pháp luật về kết quả giám sát thi công Đề án.
Trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng đoàn giám sát: thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn giám sát trongtrường hợpđược ủy quyền bằng văn bản.
Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên đoàn giám sát:
a) Thực hiện giám sát thi công các hạng mục công việc theo phân công của Trưởng đoàn giám sát;
b) Phản ánh trung thực diễn biến thi công các hạng mục công việc được phân công giám sát;
c) Kịp thời báo cáo Trưởng đoàn giám sát và thông báo cho đơn vị thi công khi phát hiện có sai sót, vi phạm, mất an toàn trong quá trình thi công;
d) Chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn giám sát và trước pháp luật về chất lượng giám sát các hạng mục công việc đã được phân công.
Chương II
TRÌNH TỰ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều 10. Lập kế hoạch giám sát
Kế hoạch giám sát được lập cho từng Đề án cụ thể.
Đoàn giám sát lập kế hoạch giám sát, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt. Nội dung kế hoạch giám sát phải nêu đầy đủ các hạng mục công việc giám sát, nhân lực giám sát, thời gian giám sát, chi phí giám sát theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.
Điều 11. Tổ chức triển khai hoạt động giám sát
Trước khi triển khai hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan về việc triển khai kế hoạch giám sátĐề án; tổ chức triển khai công tác giám sát theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
Trong quá trình giám sát, thành viên giám sát phải ghi nhật ký giám sát thể hiện đầy đủ các công việc giám sát. Quy cách nhật ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chế này.
Kết thúc thi công mỗi hạng mục công việc, thành viên giám sát phải lập biên bản đối với từng hạng mục được giao giám sát. Biên bản giám sát được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Quy chế này.
Trường hợp phát hiện có sai sót, vi phạm, mất an toàn trong quá trình thi công, thành viên đoàn giám sát phải lập biên bản và báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn giám sát để xử lý.
Ngay khi nhận được báo cáo, Trưởng đoàn giám sát thông báo kịp thời với cáctổ chức, cá nhân liên quan,kiểm tra hiện trường và yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa, khắc phục sai phạm; đình chỉ thi công trong trường hợp phát hiện sai phạm nghiêm trọng hoặc đơn vị thi công không khắc phục và báo cáo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam để xử lý theo thẩm quyền.
Điều 12. Báo cáo kết quả giám sát
Trưởng đoàn giám sát phải lập báo cáo gửi Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan về kết quả giám sát ngay sau khi kết thúc từng giai đoạn thi côngĐề án. Báo cáo giám sát được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này.
Hồ sơ, biên bản, báo cáo kết quả giám sát là cơ sở để xem xét nghiệm thu khối lượng, chất lượng thi côngĐề án.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
a) Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, tổ chức giám sát đối với cácĐề án;
b) Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện Quy chế này.
Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thực hiện Đề án
a) Cử đại diện tham gia đoàn giám sát của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
b) Thực hiện các cam kết, đóng góp đầy đủ, đúng tiến độ nghĩa vụ tài chính để đảm bảo công tác thi côngĐề ánđúng kế hoạch đã được phê duyệt.
Đơn vị địa chất thi công Đề án
a) Cung cấp cho đoàn giám sát đầy đủ các thông tin về kế hoạch, thời gian, hạng mục công việc thi công;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát;
c) Khắc phục, sửa chữa sai sót theo kiến nghị của đoàn giám sát và của cấp có thẩm quyền để đảm bảo việc thi công đạt chất lượng, đúng tiến độ.
Điều 14. Khen thưởng, xử lý vi phạm
Cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc giám sát Đề án được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có hành vi vi phạm quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
CÁC PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo
Phụ lục 01. Nội dung kế hoạch giám sát
Mở đầu:nêu các cơ sở pháp lý, tênĐề án, đơn vị chủ đầu tư, khái quát nội dung Đề án (đối tượng, phạm vi, mục tiêu nhiệm vụ, các phương pháp áp dụng), Đơn vị giám sát và mục đích, nội dung giám sát.
Nội dung giám sát
– Trình bày các dạng công tác sẽ giám sát: nêu rõ tại sao phải giám sát, yêu cầu cần phải đạt được đối với công tác giám sát, nội dung giám sát;
– Lập bảng danh mục các hạng mục phải tổ chức giám sát
TT | Các hạng mục giám sát | Khối lượng theo Đề ánphê duyệt | Mục tiêu giám sát | Nội dung giám sát cần đạt được | Sản phẩm | Dự kiến người thực hiện giám sát |
1 | Hào | Khối lượng, chất lượng thi công | Khối lượng thực hiện; lấy mẫu; thu thập tài liệu; an toàn lao động và các nội dung khác. | – Sổ giám sát; – Biên bản giám sát (từng công trình). | (ghi rõ họ, tên người thực hiện giám sát từng hạng mục công việc) | |
2 | Khoan | |||||
3 | Giếng | |||||
4 | ………… | ……… |
– Sản phẩm của công tác giám sát:
+ Sổ giám sát: do người giám sát ghi chép hàng ngày trong quá trình giám sát;
+ Biên bản giám sát: biên bản giám sát được lập cho từng hạng mục công việc hoặc từng công trình cụ thể. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của người giám sát, người thi công, người theo dõi kỹ thuật;
+ Báo cáo giám sát: do đoàn giám sát thành lập sau khi kết thúc một kỳ giám sát (một đợt, một bước thi công thực địa), không kể báo cáo đột xuất, hoặc khi có yêu cầu của cấp thẩm quyền.
III. Tổ chức thực hiện:
– Phân công giám sát: dự kiến nhân lực tham gia giám sát, phân công giám sát cho từng cá nhân, đối với từng hạng mục giám sát (lập bảng kèm theo);
– Thời gian giám sát: căn cứ kế hoạch thi công dự kiến thời gian thực hiện công tác giám sát.
Dự kiến chi phí
Trên cơ sở khối lượng các hạng mục phải giám sát, các nội dung giám sát, nhân lực và thời gian thực hiện nêu trên, áp dụng các quy định, căn cứ pháp lý hiện hành, dự kiến chi phí cho công tác giám sát.
Kết luận và kiến nghị
Nêu những khó khăn, thuận lợi nếu thực hiện phương án này; các kiến nghị để việc giám sát khả thi, đạt yêu cầu, chất lượng theo phương án đề ra.