Thông tư 30/2016/TT-BCA quy định công tác của Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định công tác của Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn Giáo viên chủ nhiệm, kiểm tra, bồi dưỡng, bố trí, trang bị, điều kiện làm việc và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, giáo dục học sinh trường giáo dưỡng của Giáo viên chủ nhiệm ở các trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là Giáo viên chủ nhiệm).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan quản lý trường giáo dưỡng.
2. Trường giáo dưỡng.
3. Giáo viên chủ nhiệm.
4. Học sinh trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là học sinh).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác của Giáo viên chủ nhiệm.
Điều 3. Hành vi bị nghiêm cấm
1. Những việc cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm.
2. Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi hoặc nhận tiền, quà biếu của học sinh và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Tự ý tiếp xúc, quan hệ với thân nhân của học sinh nhằm mục đích cá nhân. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.
Có lời nói, hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, xúc phạm danh dự, phân biệt đối xử, đánh đập, trù dập học sinh; tiết lộ bí mật đời tư của học sinh không đúng quy định.
Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh; sử dụng học sinh để thực hiện mục đích cá nhân.
Điều 4. Tiêu chuẩn Giáo viên chủ nhiệm
Phải là người có phẩm chất chính trị tốt, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ.
Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các trường Cảnh sát, An ninh hoặc các ngành khác. Trường hợp tốt nghiệp các trường ngoài Công an nhân dân thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ an ninh hoặc cảnh sát.
Điều 5. Kiểm tra, bồi dưỡng Giáo viên chủ nhiệm
Định kỳ hai năm một lần, Giáo viên chủ nhiệm phải tham dự kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lý, giáo dục công dân và nghiệp vụ Công an do Hiệu trưởng tổ chức. Chương trình kiểm tra, bồi dưỡng thực hiện theo quy định Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Điều 6. Bố trí Giáo viên chủ nhiệm
Mỗi trường giáo dưỡng được tổ chức một Đội Giáo viên chủ nhiệm do Đội trưởng phụ trách; trường hợp trường giáo dưỡng có nhiều phân hiệu thì mỗi phân hiệu thành lập một Tổ Giáo viên chủ nhiệm do một Phó Đội trưởng phụ trách.
Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này và yêu cầu công tác quản lý, giáo dục học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là Hiệu trưởng) quyết định, bố trí cán bộ làm giáo viên chủ nhiệm cho phù hợp, theo hướng ổn định, chuyên sâu.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 7. Quản lý học sinh
Nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu lý lịch của học sinh để biết họ và tên khai sinh, bí danh, tuổi, quê quán, nơi thường trú, thành viên gia đình, người thân quen của học sinh; lập hồ sơ tóm tắt của từng học sinh, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình chấp hành quyết định của học sinh và thực hiện việc quản lý hồ sơ theo quy định.
Hướng dẫn học sinh những điều cần biết khi vào trường giáo dưỡng.
Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với học sinh, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm lý, thái độ, nguyên nhân vi phạm pháp luật của học sinh. Mỗi tháng phải giáo dục, tư vấn cho ít nhất 1/3 số học sinh trong tổ, đội mình phụ trách.
Phối hợp với Cảnh sát bảo vệ và các đội nghiệp vụ xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống tình huống đột xuất, bạo loạn, phá hoại trường giáo dưỡng, gây tổn hại sức khỏe, tính mạng, danh dự của cán bộ, học sinh trường giáo dưỡng; phòng, chống học sinh trường giáo dưỡng trốn hoặc có hành vi vi phạm nội quy trường giáo dưỡng; ngăn chặn đối tượng từ bên ngoài tấn công, gây rối tại trường giáo dưỡng; bảo vệ trường giáo dưỡng an toàn trong mọi tình huống.
Phối hợp với các đội nghiệp vụ bố trí chỗ nằm cho học sinh và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn học sinh thực hiện.
Xây dựng kế hoạch và phối hợp với Đội Giáo vụ, hồ sơ cho học sinh viết bản tự thuật về những việc mình biết liên quan đến các đối tượng vi phạm pháp luật hiện đang ở ngoài trường giáo dưỡng mà chưa bị phát hiện, xử lý hoặc học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng.
Điều 8. Giáo dục học sinh
Xây dựng kế hoạch giáo dục đối với tổ, đội học sinh, từng học sinh phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, đặc điểm nhân thân và diễn biến tư tưởng của học sinh.
Hướng dẫn học sinh đăng ký thi đua; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc học sinh chấp hành nghiêm nội quy, quy định của trường giáo dưỡng; thực hiện nếp sống văn hóa, vệ sinh cá nhân, buồng ở, phòng ngủ, nơi sinh hoạt chung, giữ gìn an ninh, trật tự trường giáo dưỡng.
4. Hàng tuần, gặp gỡ học sinh ít nhất 02 lần trở lên (trừ trường hợp đột xuất) để nắm bắt diễn biến tâm lý, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để học sinh yên tâm chấp hành quyết định; quan tâm thăm hỏi, chăm sóc học sinh ốm đau hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.
Chủ động nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích cho học sinh các quy định liên quan đến học sinh trường giáo dưỡng; phối hợp tuyên truyền thời sự, chính sách, pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, lịch sử truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý chí của người Việt Nam cho học sinh. Phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình.
Phối hợp với cán bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, chăm sóc y tế cho học sinh.
Định kỳ tuần, tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu, tổ chức sinh hoạt tổ, đội học sinh do mình phụ trách để kiểm điểm, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập, lao động của tập thể và từng học sinh; tổ chức họp bình xét, xếp loại chấp hành quyết định, đề nghị thưởng phép, giảm thời hạn chấp hành quyết định cho học sinh; đồng thời, dự kiến kế hoạch quản lý, giáo dục thời gian tiếp theo.
Hướng dẫn học sinh thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của học sinh để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Điều 9. Tổ chức lao động học nghề, hướng nghiệp cho học sinh
Tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức cho học sinh lao động, học nghề phù hợp với độ tuổi, sức khỏe.
Tuyên truyền, giáo dục học sinh nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, các quy định khác có liên quan; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản đồ vật, tư trang, phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động của học sinh.
Đề xuất định lượng, mức ăn thêm phù hợp cho học sinh khi tham gia lao động theo quy định; đề xuất khen thưởng học sinh có thành tích trong học tập, lao động hoặc có sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại tài sản, trang thiết bị, phương tiện được giao và kết quả lao động theo quy định.
Chủ động, phối hợp với cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh; tổ chức tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho học sinh khi được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đồng ý.
Điều 10. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
Phối hợp với Cảnh sát bảo vệ, các đội nghiệp vụ để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, Nội quy trường giáo dưỡng; kiểm tra thư, các loại quà của học sinh, giám sát nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại của học sinh theo quy định của Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
Chủ động, phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị thưởng phép, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh thuộc tổ, đội học sinh.
Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc tổ, đội do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh; đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc tổ, đội học sinh khi học sinh đó vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất Đội Giáo vụ, hồ sơ trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh do mình phụ trách.
Điều 11. Thực hiện quản lý, giáo dục học sinh trường giáo dưỡng
Trước khi đưa học sinh đi lao động, học tập mười lăm phút, Giáo viên chủ nhiệm phải nắm tình hình, kiểm tra trật tự nội vụ và phối hợp với cán bộ y tế giải quyết cho học sinh ốm, đau nghỉ lao động, học tập.
Khi tổ chức cho học sinh tham gia học văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đi lao động hoặc thực hiện các hoạt động khác, Giáo viên chủ nhiệm phải ký nhận vào sổ giao nhận học sinh của cán bộ trực ban, Cảnh sát bảo vệ, hết giờ làm việc phải trực tiếp đưa học sinh về khu quản lý và bàn giao cho cán bộ trực ban, Cảnh sát bảo vệ và ký vào sổ giao nhận học sinh. Việc đưa học sinh ra khỏi khu quản lý ngoài giờ hành chính phải có ý kiến bằng văn bản của Hiệu trưởng.
Trong thời gian tổ chức cho học sinh lao động, học tập, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, Giáo viên chủ nhiệm không được tự ý rời khỏi vị trí. Khi có yêu cầu của Hiệu trưởng hoặc có lý do chính đáng cần phải rời khỏi vị trí, Giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với Cảnh sát bảo vệ, nếu Cảnh sát bảo vệ không đủ khả năng quản lý, giám sát học sinh thì phải báo cáo Đội trưởng Đội Giáo viên chủ nhiệm bố trí cán bộ thay thế, nếu không bố trí được cán bộ thay thế thì phải đưa tổ, đội học sinh về khu quản lý.
Trường hợp học sinh vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm lập biên bản, báo cho Chỉ huy Đội Giáo viên chủ nhiệm để báo cáo Hiệu trưởng; đồng thời, phối hợp với các đội nghiệp vụ thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, ghi lời tường trình, tự thuật của người vi phạm và những người có liên quan và đề xuất hình thức xử lý theo quy định.
Ngày nghỉ, ngày lễ, tết và ngoài giờ hành chính, nếu được phân công thì Giáo viên chủ nhiệm phải trực để quản lý, duy trì các hoạt động của học sinh và được nghỉ bù theo quy định.
Hai tháng trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với cán bộ giáo vụ, hồ sơ đề xuất Hiệu trưởng tổ chức cho học sinh đó học chương trình giáo dục dành cho học sinh sắp ra trường, thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh về cư trú; chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, phải thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ, gia đình hoặc người giám hộ của học sinh biết ngày học sinh ra trường.
Đến ngày học sinh ra trường, Giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá, nhận xét quá trình chấp hành quyết định, phối hợp với Đội Giáo vụ, hồ sơ và các đội nghiệp vụ có liên quan trả lại giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà học sinh gửi lưu ký; cấp hỗ trợ kinh phí cho người chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng từ quỹ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú theo quy định.
Điều 12. Chế độ báo cáo
Hàng tuần (trừ trường hợp đột xuất), Giáo viên chủ nhiệm phải ghi nhận xét tình hình, cập nhật thông tin về kết quả lao động, học tập của tổ, đội và cá nhân học sinh thuộc tổ, đội do mình phụ trách và báo cáo Đội trưởng Đội Giáo viên chủ nhiệm.
Đối với trường hợp xảy ra vụ việc vượt quá thẩm quyền giải quyết của Đội trưởng Đội Giáo viên chủ nhiệm thì Đội trưởng Đội Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng.
Hàng tháng, quý, 06 tháng, 01 năm, Giáo viên chủ nhiệm phải viết báo cáo kết quả công tác quản lý, giáo dục học sinh gửi Đội trưởng Đội Giáo viên chủ nhiệm. Đội trưởng Đội Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Hiệu trưởng.
Giáo viên chủ nhiệm đi công tác, nghỉ phép, bị ốm phải bàn giao tổ, đội học sinh cho cán bộ được giao nhiệm vụ thay thế (nếu dài ngày hoặc chuyển công tác khác phải bàn giao đầy đủ tài sản, sổ theo dõi và các tài liệu liên quan cho cán bộ được giao nhiệm vụ thay thế).
Mục 2. TRANG BỊ, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 13. Trang bị, điều kiện làm việc của Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm được bố trí phòng làm việc, phòng ngủ gần phòng của tổ, đội học sinh do mình phụ trách; trang bị sổ, tài liệu, bàn ghế, tủ đựng sổ công tác và các phương tiện khác để phục vụ công tác quản lý, giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.
Đối với học sinh lao động trong nhà xưởng thì Giáo viên chủ nhiệm được sử dụng một phòng làm việc diện tích tối thiểu là 06 m2 tại khu vực nhà xưởng của trường giáo dưỡng.
Đối với học sinh lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc những công việc ngoài trời thì Giáo viên chủ nhiệm được sử dụng tối thiểu 20 m2 nhà làm việc để sinh hoạt tổ, đội học sinh, thực hiện việc giáo dục học sinh, bảo quản dụng cụ, sản phẩm lao động của học sinh và các tài sản khác.
Điều 14. Kinh phí bảo đảm công tác của Giáo viên chủ nhiệm
Kinh phí bảo đảm cho công tác của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP. Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, trường giáo dưỡng có trách nhiệm lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2016.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời./.