Thông tư số 01/2010/TT-BTP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật.
THÔNG TƯ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
của Chính phủ về tư vấn pháp luật
_____________________
Căn cứ Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 77/2008/NĐ-CP) như sau:
Chương I
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 1. Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
Cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP bao gồm:
1. Cơ sở đào tạo chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học luật hoặc cấp bằng tốt nghiệp trung cấp luật.
2. Cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học pháp lý.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP gồm có: Giám đốc, tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
2. Giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm không được đồng thời kiêm nhiệm Trưởng Chi nhánh.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
3. Quyền, nghĩa vụ của Phó Giám đốc và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quy định.
Điều 3. Hoạt động tư vấn pháp luật
Hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP bao gồm:
1. Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
2. Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;
3. Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;
4. Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;
5. Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 4. Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản ban hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP có những nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của Trung tâm tư vấn pháp luật;
2. Phạm vi hoạt động;
3. Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;
4. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc, Phó Giám đốc, tư vấn viên pháp luật, luật sư và nhân viên khác của Trung tâm tư vấn pháp luật;
5. Chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh khác trong khi thực hiện công việc;
6. Chế độ tài chính, kế toán của Trung tâm tư vấn pháp luật;
7. Biểu thù lao tư vấn pháp luật và phương thức tính thù lao theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này trong trường hợp Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật có thu thù lao;
8. Quy định về quản lý và sử dụng cộng tác viên tư vấn pháp luật;
9. Quy định về trường hợp chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;
10. Quy định về việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật (nếu có);
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;
12. Hiệu lực thi hành.
Điều 5. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP do Trung tâm tư vấn pháp luật nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nơi dự kiến đặt trụ sở của Trung tâm; số lượng hồ sơ là 01 bộ.
2. Đơn đăng ký hoạt động theo Mẫu TP-TVPL-01 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm các giấy tờ đã được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP.
4. Hồ sơ của luật sư gồm các giấy tờ sau:
a) Bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư;
b) Bản sao hợp đồng lao động ký kết giữa luật sư và Trung tâm, hoặc văn bản cam kết của tổ chức chủ quản về việc tuyển dụng luật sư đó làm việc tại Trung tâm trong trường hợp chưa ký hợp đồng lao động.
5. Giấy tờ xác nhận về trụ sở làm việc của Trung tâm tư vấn pháp luật là một trong các loại giấy tờ sau:
a) Bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc bản sao hợp đồng mượn nhà làm trụ sở của Trung tâm;
b) Văn bản của tổ chức chủ quản xác nhận về trụ sở làm việc của Trung tâm;
c) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà của Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư của Trung tâm, Chi nhánh trong trường hợp họ sử dụng nhà thuộc sở hữu của mình để làm trụ sở;
d) Giấy tờ khác chứng minh về trụ sở của Trung tâm.
6. Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật được làm thành 02 bản; một bản cấp cho Trung tâm tư vấn pháp luật, một bản lưu tại Sở Tư pháp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm cho Bộ Tư pháp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568